10,4 tỷ USD từ Hàn Quốc và Trung Quốc đổ vào mua cổ phần doanh nghiệp Việt
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã bỏ ra 1.973 lượt, doanh nghiệp Trung Quốc (không kể Hồng Kông) bỏ ra 1.267 lượt góp vốn, mua cổ phần vào các công ty ở Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay với tổng giá trị các thương vụ của giới FDI tại Việt Nam 9 tháng lên đến 10,4 tỉ đô la Mỹ.
Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, thực tế Hồng Kông là vùng lãnh thổ đứng đầu trong danh sách về giá trị góp vốn, mua cổ phần (M&A) của các nhà đầu tư FDI vào Việt nam với tổng giá trị lên đến 4,139 tỉ đô la Mỹ, chiếm gần phân nửa số vốn góp.
M&A tăng thêm, lý do là Beerco Limited (Hồng Kông) góp thêm 3,85 tỉ đô la vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, có hồ sơ đăng ký tại Hà Nội để biến Vietnam Beverage thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất bia và mạch nha ủ men. Đây là cuộc đầu tư mua cổ phần mang tính nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con để biến Công ty cổ phần rượu-bia- nước giải khát Sài Gòn (100% vốn Việt Nam trước đây) thành công ty 100% vốn ngoại.
Cuộc góp vốn lớn nhất nêu trên chỉ là 1/6.502 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư FDI với tổng vốn góp 10,4 tỉ đô (tăng đến 82,3% so với cùng kỳ năm 2018) và chiếm gần 40% tổng vốn đăng ký).
Còn tính chung trong 9 tháng qua, tổng vốn đăng ký, cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại là 26,16 tỉ đô la, tăng 3,1 % so với cùng kỳ ngoái.
Dẫn đầu vẫn là Hồng Kông với tổng vốn đầu tư 5,89 tỉ đô la (phân nửa là số vốn góp nêu trên, chiếm 65,4% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông vào các doanh nghiệp tại Việt Nam). Chỉ tính riêng giá trị vốn góp thì Hồng Kông đầu tư 4,139 tỉ đô la (131 lượt). Hàn Quốc: 1,33 tỉ đô la (1973 lượt), Singapore 2,003 tỉ đô la(429 lượt) và Trung Quốc 572,4 tỉ đô la (1267 lượt).
Giá trị và số lượng mua cổ phần, vốn góp của các doanh nghiệp Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông tăng đột biến trong 9 tháng qua không đồng nghĩa với việc chỉ mua cổ phần, vốn góp tăng thêm vào các doanh nghiệp Việt Nam mà bao gồm cả các doanh nghiệp FDI đặt tại Việt Nam. Nó cũng cho thấy một xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp FDI từ nước khác qua các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam là rõ nét khi căng thẳng thương mại Mỹ- Trung ngày càng phức tạp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận