1/5 NĐT Mỹ trên 85 tuổi đã "tất tay" sổ tiết kiệm vào cổ phiếu
Các cố vấn và chuyên gia kinh tế cho biết người lớn tuổi có thể đối mặt với rủi ro khi tiếp xúc nhiều với cổ phiếu. Nếu thị trường sụt giảm, người về hưu cần tiền mặt sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán lỗ cổ phiếu.
Theo tờ Wall Street Journal, Những người Mỹ về hưu đang đầu tư giống như những người 30 tuổi. Thay vì tuân theo quy luật thông thường là bảo vệ tài sản của mình bằng cách chuyển các khoản đầu tư cổ phiếu sang trái phiếu khi về già, nhiều người lại muốn chơi trò may rủi.
Cụ thể, gần một nửa số NĐT quỹ hưu trí Vanguard 401(k) chủ động quản lý tiền của họ. Thậm chí nhiều NĐT trên 55 tuổi có 70% danh mục đầu tư là cổ phiếu, trong khi tỷ lệ đó vào năm 2011 chỉ là 38%.
Xu hướng này không chỉ diễn ra đối với thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (từ năm 1946-1964). Trong các tài khoản môi giới có đánh thuế tại Vanguard, 1/5 số nhà đầu tư từ 85 tuổi trở lên đổ gần như toàn bộ số tiền họ có vào cổ phiếu. Tỷ lệ này tăng so với 16% năm 2012. Điều tương tự cũng xảy ra với gần 1/4 những người từ 75 đến 84 tuổi.
Các cố vấn và chuyên gia kinh tế cho biết người lớn tuổi có thể đối mặt với rủi ro khi tiếp xúc nhiều với cổ phiếu. Nếu thị trường sụt giảm, người về hưu cần tiền mặt sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán lỗ cổ phiếu.
Nửa thế kỷ qua, nhiều thay đổi đã khiến người cao tuổi ở Mỹ phụ thuộc vào cổ phiếu. Trong đó, việc thay đổi luật thuế năm 1978, mở ra quỹ hưu trí 401(k), cũng là một lý do.
Ngoài ra, cổ phiếu sinh lời nhiều hơn trái phiếu trong vài thập kỷ qua. Trong các cuộc khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế (năm 1987, 2001, 2008 và 2020), Cục Dự trữ Liên bang hoặc Quốc hội thường can thiệp để hỗ trợ nền kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận