06 thương vụ đầu tư giá trị nhất mọi thời đại
Từ trước đến nay, khi nói về các nhà đầu tư tài chính nổi tiếng, ta không thể không kể kể đến năng lực kiếm tiền, sinh lời trong hoàn cảnh khó khăn và khả năng linh hoạt, tiên phong trong việc “đón sóng” xu hướng thị trường.
Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó không phải là dễ dàng, ngược lại còn phải chấp nhận vô số rủi ro. Bởi thế, các nhà đầu tư luôn phải trang bị cho mình tâm thế “được ăn cả, ngã về không” khi bắt đầu tham gia vào những giao dịch lớn. Sau đây là 6 thương vụ đầu tư có giá trị nhất mọi thời đại:
George Soros đặc biệt nổi tiếng với các phi vụ làm ăn, kiếm lời ngoạn mục trong các "cơn bão" tài chính, tiền tệ, trong đó ấn tượng nhất là vụ đầu cơ đồng bảng Anh vào cuối thế kỉ XX. Vào ngày 16/9/1992, ông đã làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, trở thành tâm điểm của truyền thông khi ông bị cáo buộc đã bán khống lượng bảng Anh có giá trị tương đương hơn 10 tỷ USD và kiếm lời từ việc Ngân hàng Trung ương Anh do dự lựa chọn hoặc nâng lãi suất nội tệ lên ngang bằng với lãi suất tại các nền kinh tế khác trong Tổ chức sử dụng chung cơ chế tỷ giá châu u, hoặc thả nổi đồng nội tệ. Kết quả là sau đó, đồng bảng Anh bị phá giá một cách thảm hại, và cuối cùng bị rút ra khỏi cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu.
Nhờ phi vụ lịch sử này, Soros đã thu được cho mình khoảng 1,1 tỷ USD. Nhờ tài quan sát, đánh giá kỹ càng, Soros đã nhận thấy được những điểm yếu của đồng bảng Anh vào thời điểm đó và ông đã hối thúc những người dưới quyền tận dụng lợi thế của mình chuẩn bị cho cuộc “tấn công” vào đồng tiền này.
Vào năm 2006, khi mà hầu hết dân Mỹ đều tin tưởng thị trường bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ thì John Paulson lại là một trong số rất ít người cảnh báo rằng bong bóng bất động sản tại Mỹ sẽ xì hơi. Với suy tính này, ông quyết định đi nước cờ “một ăn một thua” - đặt cược vào sự sụp đổ của thị trường nhà đất phố Wall. Ông đã dồn toàn bộ số tài sản cá nhân và số vốn 150 triệu USD huy động được từ các nhà đầu tư khác để đầu tư vào cơ hội “ngàn năm có một” này. Paulson vẫn còn bị lỗ cho đến tận giữa tháng 6 năm 2006; tuy nhiên, sau đó, mọi việc đều xảy ra y như dự tính của ông.
Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do "ông vua đầu cơ" George Soros lập với 2,9 tỷ USD hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, tất cả các quỹ của Paulson đều thắng lớn khi kiếm được tới 15 tỷ USD.
Tương tự như John Paulson, Kyle Bass cũng là một trong số những người hiếm hoi nhận ra sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ. Quỹ Hayman Capital của ông đã thu được gần 4 tỷ USD nhờ vào quyết định bán khống chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp của nhà đầu tư tài ba này.
David Tepper là nhà đầu tư tập trung vào trái phiếu và cổ phiếu của các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, tuy nhiên lại bị định giá thấp trên thị trường. Trong hai tháng 2 và 3 năm 2009, Tepper đã mua vào rất nhiều cổ phiếu của các ngân hàng như Citigroup và Bank America – cổ phiếu vốn đang được giao dịch ở mức thấp vì bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ mà sau đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sau đó, Tepper đã bán ra số cổ phiếu mua được ở mức giá cao. Với sự đánh cược chuẩn xác rằng nước Mỹ sẽ không lặp lại sự đổ vỡ như thời kỳ đại suy thoái, Tepper đã kiếm được khoảng 7 tỷ USD trong năm 2009.
John Arnold, nhà quản lý Quỹ đầu cơ Centaurus Energy, được mệnh danh là thiên tài đầu cơ trong lĩnh vực năng lượng, một ông trùm thực thụ của ngành khí đốt. “Phù thủy” giới đầu cơ đã kiếm được hàng tỷ USD nhờ tuân thủ một cách nghiêm túc chiến lược đầu tư riêng của mình và chính điều này đã giúp Arnold không bị lệch hướng khỏi mục tiêu khi hầu như cả thị trường đều đi theo hướng ngược lại so với dự đoán của ông. Năm 2006, Brian Hunter, lãnh đạo Quỹ đầu tư Amaranth - đối thủ của Centaurus Energy đã đánh cược rằng giá khí đốt sẽ tăng cao vào mùa đông khi cho rằng thời tiết khắc nghiệt sẽ đẩy nhu cầu sử dụng khí đốt gia tăng. Brian Hunter khi đó là một trong những thế lực lớn trên thị trường năng lượng, những động thái của Amaranth luôn được những quỹ đầu cơ khác dõi theo. Tuy nhiên, bằng những phân tích của mình, Arnold khi đó đã đi ngược số đông khi tin tưởng giá khí đốt sẽ hạ và chơi bài “ghìm” giá cổ phiếu xuống. Kết quả là giá khí đốt đã không tăng như dự đoán của số đông thị trường. Kết thúc vụ đặt cược, Centaurus đã tạo ra tỉ suất lợi nhuận 200%, trong khi Amaranth đã phải chi tới 3 tỉ USD vào thời điểm đó do thua lỗ trong các hợp đồng swap và sụp đổ.
Andrew Hall - nhà kinh doanh làm việc tại Phio - mảng năng lượng của Citigroup đã có những phán đoán chính xác về sự tăng trưởng của giá dầu thô để thu lại lợi nhuận lớn. Vào năm 2003, khi giá dầu thô dao động ở mức khoảng 30 USD/thùng, Hall đã dự tính rằng giá dầu thô sẽ có thể lên đến mức 100 USD/thùng trong thời gian 5 năm tới. Từ đó, ông quyết định tiếp tục thu mua dầu thô với số lượng lớn. Thực tế là, mọi biến động trên thị trường xảy ra y như suy đoán của ông và chính điều đó đã mang lại cho Phio nguồn lợi nhuận khủng, đảm bảo cho khoản thưởng 100 triệu USD dành cho Andrew Hall. Tuy nhiên, đôi bên đã xảy ra tranh cãi vì Citigroup không muốn trả toàn bộ khoản thưởng cho Hall, dẫn đến kết quả cuối cùng là Phio được bán đi.
Jesse Livermore được biết đến với cái tên “Gã đầu cơ liều lĩnh trẻ tuổi” hay “Con gấu vĩ đại của phố Wall” – là một nhà giao dịch chứng khoán đầu thế kỉ 20. Ông nổi tiếng nhờ kiếm được cũng như thua lỗ hàng triệu đô la tiền tài và bán khống cổ phiếu vào những giai đoạn suy thoái các năm 1907 và 1929. Trong khi hàng triệu nhà đầu tư thua lỗ giai đoạn khủng hoảng thì ông đã kiếm được những khoản lợi nhuận “kếch xù”.
Phi vụ đầu cơ lớn nhất, đồng thời nổi tiếng nhất của Livermore là đầu cơ vào “Ngày thứ Năm đen tối” (24/10/1929) ở Mỹ - khi toàn bộ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ rớt giá thẳng đứng, kéo theo sự sụt giảm một cách tồi tệ của các chỉ số. Ngay từ trước đó nửa năm ông đã đầu cơ cổ phiếu theo nguyên tắc giá giảm. Kết quả là khi kinh tế Mỹ bước vào cuộc Đại suy thoái, thị trường mất đi 11% giá trị thì cũng là lúc Livermore có được hơn 100 triệu USD, trở thành “huyền thoại đầu cơ” lúc bấy giờ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận