04 lý do khiến Hậu Giang đón làn sóng đầu tư mới
Hậu Giang đang đứng trước cơ hội đón làn sóng đầu tư mới khi nơi đây đang cho thấy sức bật phát triển mạnh mẽ cộng hưởng từ yếu tố nội tại của địa phương và tác động lớn từ nguồn vốn đầu tư công. Đó là sự cộng hưởng định hướng phát triển tập trung vào 04 trụ cột kinh tế trọng tâm cùng ngân sách đầu tư công dành cho hạ tầng giao thông trong định hướng phát triển 2021 đến 2025 tầm nhìn 2023.
Hạ tầng giao thông – điểm nghẽn lớn nhất đang được tháo gỡ
Định hướng phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang là nhiệm vụ trọng tâm. Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam: “làm bằng được 544 km cao tốc, quyết tâm thay đổi hệ thống giao thông ĐBSCL trong nhiệm kỳ này”. Chỉ đạo này cho thấy tầm nhìn và cơ hội để ĐBSCL phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội và đô thị khi điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ. Theo lịch sử phát triển kinh tế xã hội, giao thông đóng vai trò mở đường cho phát triển kinh tế xã hội. Hậu Giang, có thể nói là địa phương nằm ở vị trí trung tâm khu vực này và được hưởng lợi đáng kể từ mạng lưới hạ tầng giao thông. Cụ thể, địa phương này có tới 3 trong 08 tuyến cao tốc khu vực ĐBSCL đi qua với khoảng 100 km đường cao tốc. Trong đó, dự án thành phần đoạn Cần Thơ – Hậu Giang thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía đông, giai đoạn 2021 – 2025 đã khởi công ngày 1- 1- 2023. Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dự kiến được khởi công tháng 6 – 2023.
Khởi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang. Nguồn ảnh: Internet
Việc kết nối hạ tầng giao thông thuận tiện này sẽ góp phần thúc đẩy kết nối giao thông phục vụ cho công nghiệp, du lịch và đô thị tới các tỉnh thành và cảng biển lân cận. Dự báo, hạ tầng giao thông khu vực này khi thông tuyến đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.
Hậu Giang hưởng lợi từ hạ tầng cao tốc với 03 tuyến đi qua địa bàn
Nhận định đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư đang thể hiện rất rõ ở khu vực ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng. Khu vực ĐBSCL đang hút dòng vốn đầu tư công lên tới 460.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Địa phương này cũng ghi nhận con số 35 tỷ đô với 1.884 dự án vốn đầu tư nước ngoài tháng 1. 2023. Trước đó, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tháng 7, năm 2022, Hậu Giang đã thu hút loạt dự án đầu tư vào địa phương với tổng mức đầu tư tư đạt 19.000 tỷ đồng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và đô thị…
Theo số liệu từ Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang, quy hoạch công nghiệp từ 2021 đến 2030 quỹ đất công nghiệp được quy hoạch lên tới gần 4.000ha với 08 - 10 khu công nghiệp, gấp khoảng 08 lần diện tích đất công nghiệp hiện nay.
Nhìn lại các địa phương với quy hoạch phát triển công nghiệp trên cả nước, có thể thấy rằng, công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số cơ học tại địa phương. Dân số tăng trưởng là gốc dễ của tăng trưởng kinh tế, du lịch, đô thị… Theo Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, đến hết quý 3/2022, các khu công nghiệp Bắc Ninh sử dụng tổng số 314.644 lao động, trong đó lao động địa phương là 85.843 người và lao động nước ngoài là 6.498 người. Số liệu tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang cho thấy vai trò quan trọng của công nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Theo Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc về tình hình quản lý lao động trong các KCN Tỉnh, các doanh nghiệp trong KCN đã giải quyết việc làm cho 125.225 người lao động, trong đó lao động là người địa phương có 81.502 người, chiếm 65% tổng số lao động đang làm việc tại các KCN; số còn lại là lao động ngoài tỉnh và lao động nước ngoài.
Với quy hoạch quỹ đất để phát triển tại Hậu Giang đến năm 2030, gấp khoảng 08 lần quy mô công nghiệp hiện nay, dự báo, công nghiệp sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển chung của địa phương và là một cực hút nguồn vốn đầu tư từ cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Công nghiệp sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương cũng tạo sức hút với lao động nước ngoài và lao động ngoài tỉnh về Hậu Giang làm việc.
Đón 1,5 triệu lượt khách đến Hậu Giang năm 2030.
Phát triển kinh tế đêm giai đoạn 2021 đến 2030 là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển Du lịch, một trong bốn trụ cột kinh tế của Hậu Giang.
Kênh xáng Xà No trở thành một trong các tuyến du lịch trọng điểm Hậu Giang
Theo kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 203 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, mục tiêu đến năm 2030, tổng số lượt khách đến tỉnh đạt 1,5 triệu lượt, trong đó có 70.000 lượt khách quốc tế. Để đạt được mục tiêu đó, các giải pháp phát triển ngành du lịch cụ thể hóa thành từng nhiệm vụ kế hoạch hành động. Đó là, hình thành không gian các vùng trọng điểm du lịch. Hậu Giang sẽ là một vùng du lịch đặc trưng của vùng BĐSCL với các vùng, điểm và tuyến du lịch đặc thù. Phấn đấu trở thành trung tâm du lịch của vùng nam Sông Hậu. Giải pháp cụ thể: phát triển du lịch kênh xáng Xà No… Phát triển xây dựng các sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tích hợp phát triển du lịch cùng với các ngành đô thị, nông nghiệp và bất động sản. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hậu Giang dự kiến đến năm 2025 hình thành 3-4 khu vực tổ hợp vui chơi giải trí ban đêm và đến năm 2030 sẽ là 6- 7 khu vực vui chơi giải trí đêm. Du lịch Hậu Giang sẽ đạt doanh thu 1.500 tỷ đồng và tạo ra khoảng 12.600 việc làm.
Top đầu cả nước quý 1 năm 2023 về tốc độ tăng trưởng kinh tế
Định hướng của tỉnh Hậu Giang bám sát theo tinh thần “Doanh nghiệp đến, Hậu Giang vui đã thu hút được hàng loạt các doanh nghiệp lựa chọn Hậu Giang là điểm đến để đầu tư vào khu vực công nghiệp, du lịch, đô thị…
Hậu Giang – tỉnh trẻ miền tây đạt top 1 tăng trưởng kinh tế quý 1 2023, nguồn ảnh: Internet
Hậu Giang, một tỉnh trẻ trên địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long, mới chỉ 19 năm thành lập đã đạt được kết quả phát triển kinh tế đáng kể. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng Cục thống kê về tình hình phát triển kinh tế xã hội ghi nhận, nếu như năm 2022 đạt top 4 cả nước và top 1 đồng bằng sông cửu Long thì quý 1 năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt top 1 cả nước. Theo đó, chỉ số tăng trưởng kinh tế Hậu Giang ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,67%. Đây cũng là lần đầu tiên tăng trưởng quý của tỉnh được xếp đạt mức cao nhất cả nước, các khu vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.
“Tỉnh xác định lấy doanh nghiệp là trung tâm, hướng các chính sách để tạo lập môi trường và đem lại trải nghiệm tích cực nhất cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư với phương châm sự thành công của doanh nghiệp là thành quả của tỉnh nhà”ghi nhận quan điểm của Người đứng đầu tỉnh Hậu Giang cho thấy một tinh thần cởi mở và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh, để một tỉnh trẻ cất cánh với quy hoạch 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Thêm vào đó, khẩu lệnh 02 nhanh và 03 tốt, nhanh giải phóng mặt bằng, nhanh thủ tục đầu tư cùng với cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt, tạo tiền đề để Hậu Giang thu hút làn sóng đầu tư cả trong và ngoài nước./.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận