Hoa Kỳ - Việt Nam : 10 năm cuộc hành trình
Năm 2013, chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang Hoa Kỳ để thiết lập mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ. Kim ngạch 2 chiều xuất nhập khẩu năm 2013 là 30 tỷ USD nhưng 10 năm sau kim ngạch Xuất nhập khẩu tăng gấp 5 lần, đạt 139 tỷ USD.
Thống kê 8 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là sự lựa chọn hàng đầu của các Doanh nghiệp khi tiếp tục là thị trường Xuất khẩu lớn nhất Việt Nam khi đạt 62.3 tỷ USD, hơn vị trí thứ hai là Trung Quốc chỉ đạt 35.8 tỷ USD. Đặc biệt với dòng sản phẩm Công nghệ cao, hàng tiêu dung, điện thoại, may mặc, giày dép, nội thất, nông sản….
Mỗi chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đều mang lại các hợp đồng kinh tế rất lớn. Lần này đồng hành cùng tổng thống Joe Biden là 30 CEO tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, kể đến như Intel, Google, GlobalFoundries, Boeing… Mới đây nhất , Vietnam Airlines và Boeing sẽ ký thỏa thuận trị giá 10 tỷ USD mua 50 máy bay Boeing 737 Max. Các thỏa thuận tỷ đô hứa hẹn sẽ được ký kết trong chuyến thăm lần này.
Đặc biệt lần này, mối quan hệ VN và Hoa Kỳ đã nâng cấp lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Đối tác chiến lược toàn diện hay còn gọi là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tức là hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. Tới nay, chỉ có 4 nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam là: Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc (2022). Danh sách dưới đây được liệt kê theo năm nâng cấp mối quan hệ.
Trước đó, Mỹ dự kiến xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ dự kiến xây dựng tại Hà Nội có tổng ngân sách 1,2 tỉ USD, quy mô 39.000m 2 trên khu đất có tổng diện tích 3,2 hecta.
Tháng 8 Vinfast cũng đã IPO ở sàn chứng khoán Mỹ, mở ra một chương mới cho lịch sử Việt Nam, đánh dấu cho sự phát triển các Doanh nghiệp VN trên thế giới.
Chia sẻ thông tin hữu ích