Tư duy đa chiều

Tư duy đa chiều

Tác giả: Edward de Bono
Số chương: 1
Đọc thử

Giới thiệu sách

Theo đó, tác giả đưa ra sự đối sánh giữa tư duy đa chiều và tư duy chiều dọc thông thường trên các phương diện như tính chất, đặc trưng, cách vận hành của từng loại tư duy, mục đích,... và chỉ ra bản chất cơ bản và vai trò của tư duy đa chiều. Một số điểm nổi bật của tư duy đa chiều:
- Tư duy đa chiều liên quan đến việc phát triển những ý tưởng mới
- Giải phóng khỏi các ý tưởng cũ và kích thích các ý tưởng mới là hai mặt song song của tư duy đa chiều.
Edward de Bono đã dành từng chương để nói về từng kỹ thuật thực hành tư duy đa chiều. Các kỹ thuật cơ bản như: tạo ra những lựa chọn thay thế; thách thức các giả định; trì hoãn đánh giá; thiết kế; tái cấu trúc mô hình sử dụng các kỹ thuật như phân tách, đảo ngược,...; suy luận loại suy; lựa chọn điểm thâm nhập và vùng chú ý; kích thích ngẫu nhiên; PO;...
Tuy tư duy đa chiều mới mẻ và trừu tượng với nhiều người, nhưng thông qua hệ thống ví dụ sử dụng hình ảnh trực quan, tư liệu ngôn ngữ gần gũi cùng những bài tập cuốn hút, de Bono đang dần khiến tư duy đa chiều trở thành một công cụ gần gũi với chúng ta ngày nay.
Vậy thì:
1. Ai sẽ cần tư duy đa chiều?
Không chỉ những người tạo ra chiến lược hay làm việc về R&D (Nghiên cứu và Phát Triển) mà bất kể ai muốn rèn luyện để đổi mới, sáng tạo ý tưởng, phát triển khái niệm, giải quyết các vấn đề liên quan đến sáng tạo hay vạch ra một chiến lược để thách thức hiện trạng đều sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ Tư duy đa chiều.
Nếu bạn phải đổi mặt với những xu hướng thay đổi nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt và tình cảnh phải tạo ra những điều kì lạ thì bạn sẽ cần đến tư duy đa chiều!
2. Sử dụng khái niệm để tạo ra những ý tưởng mới
Công cụ tư duy đa chiều của Edward de Bono sử dụng những khái niệm để tạo ra ý tưởng mới.
Hãy sẵn sàng tìm kiếm ý tưởng mới – ngay cả khi bạn không cần thiết phải làm như vậy – đó là bản chất của sự sáng tạo. Trở nên thông thạo về những khái niệm cơ sở sẽ giúp việc tìm kiếm ý tưởng mới trở nên dễ dàng hơn.
Khái niệm là những ý tưởng chung và cách làm chung. Mỗi khái niệm phải được biến thành hành động thông qua những ý tưởng cụ thể. Suy nghĩ về những cách cụ thể để thực hiện một khái niệm là một cách tạo ra ý tưởng. Mỗi ý tưởng cụ thể có thể được khai thác để trở thành những khái niệm mới. Việc rút ra một khái niệm mới lại tạo ra một con đường hoàn toàn mới để tạo ra những ý tưởng cụ thể hơn.

Danh sách chương

Tư duy đa chiều

5 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ