Cuộc chiến trong phòng họp

Cuộc chiến trong phòng họp

Tác giả: Al Ries and Laura Ries
Số chương: 25
Đọc thử

Giới thiệu sách

Điều gì làm nên một CEO giỏi? Đó là người có tư duy mạnh về ngôn ngữ, logic và phân tích, những đặc điểm tiêu biểu của nhóm người chịu sự chi phối của bán cầu não trái.
Điều gì làm nên một CMO giỏi? Đó là người có tư duy mạnh về hình ảnh, trực giác và tổng hợp, những đặc điểm tiêu biểu của nhóm người dễ chịu sự chi phối của bán cầu não phải.
Từ sự khác biệt của 2 nhóm người này, hai doanh nhân nổi tiếng Al và Laura Ries mô tả chi tiết cuộc chiến giữa các nhà quản lý và nhà marketing, cùng những dẫn chứng cụ thể về cách quyết định của họ đã ảnh hưởng như thế nào sự phát triển của thương hiệu/ dòng sản phẩm, thậm chí là sự suy vong của nhiều thương hiệu/ dòng sản phẩm/ công ty/ tập đoàn.
Bằng cách sử dụng những thương hiệu và sản phẩm nổi tiếng trên thế giới để minh hoạ cho lập luận của mình, hai tác giả đã thật sự thuyết phục người đọc trong việc chỉ ra lý do tại sao một số thương hiệu thành công (Nokia, Nintendo, và Red Bull) còn một số thương hiệu thất bại (Saturn, Sony và Motorola). Và như vậy, hai tác giả đã đưa ra một thông điệp rõ ràng: để tồn tại trong xã hội tràn ngập truyền thông ngày nay, nhà quản lý cần biết cách tư duy giống nhà marketing và ngược lại. Với lối viết phóng khoáng và lôi cuốn người đọc của Al và Laura Ries, cuốn sách Cuộc Chiến Trong Phòng Họp đã mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về một vấn đề muôn thuở, cũng như chỉ ra kế hoạch hành động cho những công ty muốn thoát khỏi bế tắc và bắt đầu gặp hái thành công.

Danh sách chương

CUỘC CHIẾN TRONG PHÒNG HỌP

Sự khác biệt trong suy nghĩ của dân marketing & các giám đốc điều hành

Lời mở đầu

Lời giới thiệu

1. Nhà quản lý căn cứ vào thực tế. Nhà marketing tin tưởng vào nhận thức.

2. Nhà quản lý tập trung vào sản phẩm. Nhà Marketing tập trung vào thương hiệu.

3. Nhà quản lý muốn sở hữu thương hiệu. Nhà marketing muốn sở hữu sản phẩm.

4. Nhà quản lý yêu cầu sản phẩm phải tốt hơn.Nhà marketing yêu cầu sản phẩm phải khác biệt.

5. Nhà quản lý muốn dãy sản phẩm đầy đủ.Nhà marketing muốn dãy sản phẩm nhỏ.

6. Nhà quản lý muốn mở rộng thương hiệu.Nhà marketing muốn thu hẹp thương hiệu.

7. Nhà quản lý phấn đấu thành “người tiên phong trong hành động”. Nhà marketing phấn đầu thành “người tiên phong trong tâm trí”.

8. Nhà quản lý muốn một cuộc ra mắt hoành tráng. Nhà marketing muốn một quá trình thành công từng bước.

9. Nhà quản lý nhắm vào trung tâm của thị trường. Nhà marketing hướng tới một trong hai đầu thị trường.

10. Nhà quản lý muốn sở hữu mọi thứ. Nhà Marketing muốn chỉ một từ.

11. Nhà quản lý sử dụng ngôn ngữ trừu tượng. Nhà marketing sử dụng chiếc búa hình ảnh.

12. Nhà quản lý muốn có một thương hiệu duy nhất. Nhà marketing muốn có nhiều thương hiệu.

13. Nhà quản lý trân trọng sự lanh lợi. Nhà marketing trân trọng sự chứng nhận.

14. Nhà quản lý tin vào thương hiệu kép. Nhà marketing tin vào thương hiệu đơn.

15. Nhà quản lý lên kế hoạch tăng trưởng liên tục. Nhà marketing lên kế hoạch cho giai đoạn chín muồi trên thị trường.

16. Nhà quản lý có xu hướng giết chết chủng loại sản phẩm mới. Nhà marketing có xu hướng xây dựng chủng loại sản phẩm mới.

17. Nhà quản lý muốn giao tiếp. Nhà marketing muốn định vị.

18. Nhà quản lý muốn có khách hàng trọn đời. Nhà marketing hạnh phúc với mối quan hệ ngắn hạn.

19. Nhà quản lý thích phiếu mua hàng và hạ giá. Nhà marketing ghét những thứ đó.

20. Nhà quản lý cố gắng sao chép đối thủ. Nhà marketing cố gắng làm ngược lại.

21. Nhà quản lý ghét phải đổi tên. Nhà marketing luôn đón chào cái tên mới.

22. Nhà quản lý muốn liên tục phát minh. Nhà marketing hạnh phúc với một phát minh duy nhất.

23. Nhà quản lý thèm muốn đa phương tiện. Nhà marketing không chắc về điều đó.

24. Nhà quản lý tập trung vào ngắn hạn. Nhà marketing chú trọng dài hạn.

25. Nhà quản lý dựa vào nhận thức thông thường. Nhà marketing dựa vào nhận thức marketing.

CHÚ THÍCH

Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ