
🔥NGHIỆP VỤ ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ BẰNG OMO
1️⃣Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là một công cụ chủ chốt của ngân hàng trung ương để điều chỉnh nguồn cung tiền tệ và lãi suất trên thị trường. Tầm quan trọng của OMO trong kinh doanh có thể được thấy qua các ý nghĩa sau:
2️⃣Điều chỉnh nguồn cung tiền tệ: Ngân hàng trung ương sử dụng OMO để tăng hoặc giảm nguồn cung tiền tệ trên thị trường. Khi thị trường cần thêm tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể mua các giấy tờ có giá trị từ các ngân hàng thương mại và cung cấp tiền tệ cho thị trường. Ngược lại, khi thị trường quá lỏng hoặc quá nhiều tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể bán các giấy tờ có giá trị để thu hút tiền tệ và giảm cung cấp tiền tệ.
3️⃣Điều chỉnh lãi suất: OMO có thể ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường. Khi ngân hàng trung ương mua các giấy tờ có giá trị, tiền tệ được chuyển đến các ngân hàng thương mại và giảm lãi suất trên thị trường. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương bán các giấy tờ có giá trị, tiền tệ sẽ được chuyển đến ngân hàng trung ương, làm tăng lãi suất trên thị trường
📝Note: Mối quan hệ giữa mức cung cầu tiền tệ với lãi suất là: Nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất bị giảm và ngược lại mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ tăng.
Nguồn: Trần Đức Lương
MÔ HÌNH VCP CỦA MARK MINEVINI:
VCP:
Là biên độ điều chỉnh của cổ phiếu giảm dần + vắt cạn kiệt nguồn cung ( Nôm na là mô hình Wyckoff or test cung trong VSA)
Thị trường điều chỉnh thì việc cổ phiếu chưa vắt cạn kiệt nguồn cung họ cũng sẽ phải điều chỉnh nhưng biên độ chỉnh rất nhỏ ví dụ: Đợt 1: 20%, đợt 2: 10% và đợt 3: 5% chẳng hạn.
Note: Lúc thị trường giảm là cơ hội. Cơ hội ở đây là đưa những cổ phiếu của mình trước khi xảy ra điểm nổ vol vào trong watchlist để theo dõi điểm Pivot.
Nếu bạn mua chuẩn điểm pivot của mô hình VCP thì cơ hội hàng về xác suất bạn bị lỗ sẽ hạn chế.
Không nên Fomo quá đà. Mua bằng mọi giá và không có Plan kế hoạch từ trước.
Nguồn: Trần Đức Lương và Mark Minevini.
BÍ MẬT GIỮ SIÊU CỔ PHIẾU:
" Làm thế nào để tránh bị rũ ra khỏi siêu cổ phiếu "
Khoảng 40% cổ phiếu bạn mua sẽ quay trở lại gần điểm mua ban đầu của bạn ("điểm pivot"). Đôi khi với khối lượng lớn trong một hoặc hai ngày.
Đừng sợ hãi về sự sụt giảm giá bình thường . Miễn là điểm cắt lỗ của bạn chưa vi phạm (dưới 3-5%, hãy ngồi yên và kiên nhẫn. Đôi khi phải mất một vài tuần để một cổ phiếu từ từ cất cánh từ bệ phóng của nó. Số tiền lớn chỉ có thể được tạo ra bằng cách chờ đợi.
Vào những thời điểm đặc biệt, cổ phiếu của bạn có thể kéo giá trở lại hoặc thấp hơn một chút so với đường trung bình động năm mươi ngày ( Ma50 ngày ) trong một hoặc hai ngày. Đây thường là một cơ hội mua , vì vậy đừng để bị lừa và bán hoảng loạn vào lúc này.
Note: Những dòng trạng thái này được mình dịch lại và sửa đúng theo phong cách đầu tư Dan Zanger. Trích nguồn từ O'niel.
Nguồn: Trần Đức Lương và Trader Mỹ.
CÁCH ĐỂ XỬ LÝ CỔ PHIẾU KHI THỊ TRƯỜNG CHUNG GIẢM:
Điều kiện cần: Xu hướng
Điều kiện đủ: Đây là phương pháp của Dan Zanger
Khi một cổ phiếu tăng từ 15%-30% tính từ nền giá thường có những nhịp điều chỉnh nhỏ. Điều đó là hết sức bình thường với những nền giá rũ đủ tốt.
Vậy một cổ phiếu tăng mạnh thì Dan Zanger thường làm gì để chốt lợi nhuận và giảm tỷ trọng đó là: Vẽ một đường trend xu hướng như biên duới.
Lỡ bán ngay cây gãy trend mai hồi thì sao? Thì qua Mỹ hỏi Dan Zanger ( Này nói vui thôi ). Cách xử lý chờ tái tích luỹ tiếp để có điểm mua mới or một cổ phiếu khác.
Note: Dan Zanger là một trader T+ thứ thiệt. Làm dâu trăm họ tư vấn nó khó. Còn đánh đấm cá nhân là chuyện khác. Nên NĐT nên bám xu hướng và kiên nhẫn kỷ luật. Thành quả sẽ tới nếu bạn mua được 1 siêu cổ cổ.
Nguồn: Trần Đức Lương và Dan Zanger.