Bài bạn viết

Bài viết HAY của chuyên gia
Xem thêm
prev
next
Hong Nhung
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên, tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 dự kiến đạt 28.540 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.285 tỷ đồng, lần lượt tăng 59% và tăng 7,3% so với mức thực hiện năm 2020.Gelex dự kiến hoàn thành đầu tư và đưa vào vận hành thương mại toàn bộ cụm dự án điện gió 140MW tại Quảng Trị (gồm các dự án điện gió Hướng Phùng 2,3 và GELEX 1, 2, 3) trong tháng 9/2021.Bên cạnh đó, công ty dự kiến phát triển có chọn lọc các dự án điện gió Gia Lai (100MW), điện gió Đak-lak (200MW), điện mặt trời Bù Gia Mập - Tây Ninh (85MW), điện mặt trời Bình Phước 1, 2 (480MW) và cụm điện gió ngoài khơi Vĩnh Hải (800MW), đồng thời tiếp tục tìm kiếm, chọn lọc cơ hội đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo phù hợp với định hướng chiến lược của công ty.Về lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và dịch vụ phụ trợ, trong năm 2021, Gelex sẽ khảo sát và triển khai chuẩn bị đầu tư các khu công nghiệp, đồng thời nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp, khu công nghiệp cận cảng với diện tích khoảng 2.700ha. Phía Gelex cho biết sẽ tiếp tục đầu tư dự án tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn số 10 Trần Nguyên Hãn; hoàn thành và đưa vào vận hành dự án CADIVI Tower trong quý IV/2021.Về hoạt động M&A, theo tài liệu ĐHCĐ, bên cạnh việc nâng sở hữu tại Viglacera lên mức chi phối, Gelex dự kiến sở hữu chi phối Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn.Cùng với đó, công ty sẽ tiến hành IPO Sub-holdings trên cơ sở vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối. Được biết, trong năm 2020, công ty đã thực hiện chuyển đổi mô hình các công ty sub-holdings từ TNHH sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần như Công ty TNHH Thiết bị điện thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện GELEX, Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX thành Công ty Cổ phần Hạ tầng GELEX.Một nội dung quan trọng mà Gelex trình ĐHCĐ là phương án phân phối lợi nhuận. Gelex đề xuất chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ tối đa là 10%.Cổ tức năm 2020 sẽ được trả bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9% tính trên vốn điều lệ dự kiến sau khi hoàn tất tăng vốn cho cổ đông hiện hữu năm 2021. Nếu tính trên vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31/12/2020 thì tỷ lệ là 14%, cao hơn kế hoạch được phê duyệt tại ĐHCĐ năm 2020.Theo phương án tăng vốn trên, Gelex sẽ phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 100:9 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 9 cổ phiếu mới) từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2020. Thời gian dự kiến phát hành là trong quý III, IV/2021.Ngoài ra, HĐQT Gelex cũng trình ĐHCĐ về việc thay đổi tên công ty từ Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam thành Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX.Theo phía Gelex, việc đổi tên công ty nhằm mục đích phản ánh hợp lý về quy mô, tính chất và định hướng tái cấu trúc. Hiện Gelex là một đoàn tư nhân đa ngành, hoạt động theo mô hình holdings trong các lĩnh vực kinh doanh chính gồm thiết bị điện, bất động sản, vật liệu xây dựng, năng lượng và nước sạch.
4 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Hong Nhung
Hiện giá các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là thép xây dựng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là ảnh hưởng đến tiến độ các công trình.Xi măng thành phẩm từ máy nghiền. Ảnh minh họa: Vicem Hoàng Thạch.Từ đầu năm đến nay, giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường có chiều hướng tăng. Khảo sát thị trường cho thấy, mặt bằng chung các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là sắt, thép xây dựng. Việc tăng giá này được cảnh báo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình.Khảo sát thị trường cho thấy, các nhà sản xuất đã nhiều lần đưa ra thông báo thay đổi, điều chỉnh tăng giá bán khiến lượng sản phẩm tiêu thụ tại các cửa hàng vật liệu xây dựng giảm mạnh.Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đánh giá, lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I, đặc biệt ở tháng 4.Theo dẫn chứng của VACC, giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện mức giá của mặt hàng này ở Đà Nẵng được bán với giá 18.370 đồng/kg, tăng tới 40%. Trong khi đó, giá thép do Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố với nhà thầu áp dụng thanh quyết toán vẫn chỉ là 13.805 đồng/kg.VACC cũng khẳng định, không riêng thép Việt Mỹ mà tất cả các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm trước.Hiện sắt, thép chiếm khoảng 20% tỷ trọng xây dựng nhưng giá bán lại đang “đội” lên tới 40% khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp khó. Nhiều đơn vị đã phải tạm giãn tiến độ thi công để “nghe ngóng” thị trường.Một nhà thầu đưa ra tính toán, chi phí mua thép xây dựng chiếm khoảng 28% chi phí xây dựng một căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng một căn nhà liền kề. Do đó, giá thép tăng như hiện nay sẽ tác động lên giá bán trong thời gian tới. Bởi, với giá vật liệu xây dựng tăng đột biến như hiện nay thì mức chi phí dự phòng của doanh nghiệp cũng khó “gánh” nổi.Tương tự, từ trung tuần tháng 4, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000 - 40.000 đồng/tấn trở lên. Lý do được các doanh nghiệp sản xuất xi măng đưa ra là do hiện tại chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất xi măng như: than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao… liên tục tăng giá. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.Để đảm bảo chi phí sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thời gian tới các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, nhưng vẫn phải điều chỉnh tăng giá nếu không sẽ lỗ - đại diện một doanh nghiệp cho hay.Trước thực trạng này, VACC đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến. Đồng thời, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, VACC đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu, tránh những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp khi giá thép liên tục tăng cao.Theo Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp, hiện nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng.Vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các Sở Xây dựng. Trong khi đó, các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời – ông Hiệp nêu vấn đề.Dây chuyền sản xuất cát nhân tạo của Công ty Cổ phần xây dựng Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVNMột trong những mặt hàng vật liệu xây dựng cũng đang tăng nóng là cát, sỏi. Mặt hàng này tăng giá mạnh ở nhiều địa phương, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, địa điểm khai thác cát ở Đồng bằng sông Cửu Long… Cát xây dựng ngày càng khan hiếm trong khi việc khai thác gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp muốn mua đều phải đặt hàng trước.Trước tình trạng khan hiếm cát xây dựng, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần thực hiện những giải pháp thay thế cát tự nhiên. Bởi cát tự nhiên là vật liệu cần thiết trong xây dựng, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng lượng cát tự nhiên là có hạn. Việc khai thác trái phép đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường và đời sống của người dân. Để khắc phục tình trạng này, việc sử dụng các vật liệu thay thế cát tự nhiên sẽ là giải pháp đem lại nhiều lợi ích.Một trong những đề xuất được nghiên cứu là dùng xỉ đồng thay thế một phần của cát tự nhiên dưới dạng cốt liệu mịn trong bê tông làm vỉa hè mà không làm giảm độ kết dính, cường độ nén và uốn của bê tông. Cùng đó, xỉ lò cao của các nhà máy xi măng cũng được sử dụng làm vật liệu thay thế cho cát tự nhiên trong xây dựng. Khi thay thế cát bằng xỉ lò cao, cường độ nén của xi măng tăng.Thêm một vật liệu khác cũng có thể thay thế cát tự nhiên trong xây dựng là tro bay. Các tính chất cơ học của bê tông đặc biệt sử dụng 30% tro bay thay thế cho cát tự nhiên cho thấy mô hình phát triển cường độ thuận lợi, tăng theo thời gian. Bụi đá từ các máy nghiền đá kết hợp với tro bay có thể thay thế 100% cát tự nhiên trong xây dựng. Việc sử dụng tro bay trong sản xuất bê tông đem lại những lợi ích như giảm tiêu thụ xi măng, tăng khả năng kháng sulfat, giảm phản ứng kiềm silica và giảm tính thấm.Ngoài ra, cát tái chế và cốt liệu từ phế thải xây dựng có cường độ thấp hơn từ 10 - 15% so với bê tông thường có thể được sử dụng thay cát tự nhiên cho các ứng dụng phi kết cấu như sàn nhà và vật liệu trám...Thời gian tới, giá vật liệu xây dựng được dự báo vẫn chưa thể “hạ nhiệt”; trong khi đó, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên cả các nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng lẫn các chủ thầu, nhà đầu tư vẫn phải chủ động tìm giải pháp khắc phục./.
Hiện giá các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là thép xây dựng. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là ảnh hưởng đến tiến độ các công trình.Xi măng thành phẩm từ máy nghiền. Ảnh minh họa: Vicem Hoàng Thạch.Từ đầu năm đến nay, giá các loại vật liệu xây dựng trên thị trường có chiều hướng tăng. Khảo sát thị trường cho thấy, mặt bằng chung các loại vật liệu xây dựng tăng khoảng 25% so với đầu năm; trong đó, tăng cao nhất là sắt, thép xây dựng. Việc tăng giá này được cảnh báo sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, trước mắt là sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của các công trình.Khảo sát thị trường cho thấy, các nhà sản xuất đã nhiều lần đưa ra thông báo thay đổi, điều chỉnh tăng giá bán khiến lượng sản phẩm tiêu thụ tại các cửa hàng vật liệu xây dựng giảm mạnh.Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đánh giá, lực lượng nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ “vỡ trận”, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I, đặc biệt ở tháng 4.Theo dẫn chứng của VACC, giá thép phi 6 Việt Mỹ trong quý IV/2020 là 13.145 đồng/kg thì hiện mức giá của mặt hàng này ở Đà Nẵng được bán với giá 18.370 đồng/kg, tăng tới  40%. Trong khi đó, giá thép do Sở Xây dựng Đà Nẵng công bố với nhà thầu áp dụng thanh quyết toán vẫn chỉ là 13.805 đồng/kg.VACC cũng khẳng định, không riêng thép Việt Mỹ mà tất cả các thương hiệu thép đều đồng loạt tăng giá từ 30-40% so với quý cuối năm trước.Hiện sắt, thép chiếm khoảng 20% tỷ trọng xây dựng nhưng giá bán lại đang “đội” lên tới 40% khiến các doanh nghiệp xây dựng gặp khó. Nhiều đơn vị đã phải tạm giãn tiến độ thi công để “nghe ngóng” thị trường.Một nhà thầu đưa ra tính toán, chi phí mua thép xây dựng chiếm khoảng 28% chi phí xây dựng một căn hộ chung cư và khoảng 35% chi phí xây dựng một căn nhà liền kề. Do đó, giá thép tăng như hiện nay sẽ tác động lên giá bán trong thời gian tới. Bởi, với giá vật liệu xây dựng tăng đột biến như hiện nay thì mức chi phí dự phòng của doanh nghiệp cũng khó “gánh” nổi.Tương tự, từ trung tuần tháng 4, nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng cũng đã điều chỉnh mức giá sản phẩm bán ra, với mức tăng từ 30.000 - 40.000 đồng/tấn trở lên. Lý do được các doanh nghiệp sản xuất xi măng đưa ra là do hiện tại chi phí nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất xi măng như: than, điện, xăng dầu, thạch cao, các loại phụ gia, vỏ bao… liên tục tăng giá. Điều này dẫn đến giá thành sản phẩm tăng.Để đảm bảo chi phí sản xuất, ổn định chất lượng sản phẩm và tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, thời gian tới các doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí, nhưng vẫn phải điều chỉnh tăng giá nếu không sẽ lỗ - đại diện một doanh nghiệp cho hay.Trước thực trạng này, VACC đã có văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến. Đồng thời, với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn ngân sách, VACC đề nghị Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Sở Xây dựng cập nhật đơn giá thị trường để có cơ sở áp dụng cho các nhà thầu, tránh những tổn thất không đáng có cho các doanh nghiệp khi giá thép liên tục tăng cao.Theo Chủ tịch VACC Nguyễn Quốc Hiệp, hiện nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng.Vì vậy, các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này còn các dự án đầu tư vốn ngân sách thì lại phải áp dụng đơn giá vật liệu theo thông báo của các Sở Xây dựng. Trong khi đó, các thông báo này lại không cập nhật biến động giá kịp thời – ông Hiệp nêu vấn đề.Dây chuyền sản xuất cát nhân tạo của Công ty Cổ phần xây dựng Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVNMột trong những mặt hàng vật liệu xây dựng cũng đang tăng nóng là cát, sỏi. Mặt hàng này tăng giá mạnh ở nhiều địa phương, nhất là những nơi có nhiều sông ngòi, địa điểm khai thác cát ở Đồng bằng sông Cửu Long… Cát xây dựng ngày càng khan hiếm trong khi việc khai thác gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp muốn mua đều phải đặt hàng trước.Trước tình trạng khan hiếm cát xây dựng, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần thực hiện những giải pháp thay thế cát tự nhiên. Bởi cát tự nhiên là vật liệu cần thiết trong xây dựng, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng lượng cát tự nhiên là có hạn. Việc khai thác trái phép đã gây ra nhiều vấn đề cho môi trường và đời sống của người dân. Để khắc phục tình trạng này, việc sử dụng các vật liệu thay thế cát tự nhiên sẽ là giải pháp đem lại nhiều lợi ích.Một trong những đề xuất được nghiên cứu là dùng xỉ đồng thay thế một phần của cát tự nhiên dưới dạng cốt liệu mịn trong bê tông làm vỉa hè mà không làm giảm độ kết dính, cường độ nén và uốn của bê tông. Cùng đó, xỉ lò cao của các nhà máy xi măng cũng được sử dụng làm vật liệu thay thế cho cát tự nhiên trong xây dựng. Khi thay thế cát bằng xỉ lò cao, cường độ nén của xi măng tăng.Thêm một vật liệu khác cũng có thể thay thế cát tự nhiên trong xây dựng là tro bay. Các tính chất cơ học của bê tông đặc biệt sử dụng 30% tro bay thay thế cho cát tự nhiên cho thấy mô hình phát triển cường độ thuận lợi, tăng theo thời gian. Bụi đá từ các máy nghiền đá kết hợp với tro bay có thể thay thế 100% cát tự nhiên trong xây dựng. Việc sử dụng tro bay trong sản xuất bê tông đem lại những lợi ích như giảm tiêu thụ xi măng, tăng khả năng kháng sulfat, giảm phản ứng kiềm silica và giảm tính thấm.Ngoài ra, cát tái chế và cốt liệu từ phế thải xây dựng có cường độ thấp hơn từ 10 - 15% so với bê tông thường có thể được sử dụng thay cát tự nhiên cho các ứng dụng phi kết cấu như sàn nhà và vật liệu trám...Thời gian tới, giá vật liệu xây dựng được dự báo vẫn chưa thể “hạ nhiệt”; trong khi đó, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp nên cả các nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng lẫn các chủ thầu, nhà đầu tư vẫn phải chủ động tìm giải pháp khắc phục./.
7 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Hong Nhung
Nhung sửa chỗ này xem có bị sửa trên trang chủ không nhéMua chung cư cao cấp 4,2 tỷ cho thuê, sau 5 năm rao 2,8 tỷ không ai hỏi Tính ra, tiền cho khách thuê nhà hàng tháng chẳng bằng tiền mua chung cư gửi ngân hàng và hiện tại không có khách thuê đều nên anh Trần Văn Tuấn ở Văn Quán, Hà Đông đã rao bán nhiều tháng nay mà vẫn rất ít khách hỏi mua.Mấy tháng nay, anh Trần Văn Sơn rất xót ruột và nóng lòng khi rao bán chung cư mà vẫn không có nhiều khách thiện chí hỏi mua, dù mức giá anh đưa ra không hề đắt đỏ, thậm chí còn “đại hạ giá” đến mức thấp nhất.Anh Sơn chia sẻ, 5 năm trước, vợ chồng anh sau một thời gian dài tích cóp có được số tiền 4 tỷ. Bởi thế, anh chị tính chuyện mua nhà đầu tư vứt đó sinh lời. Ban đầu, anh Sơn có ý định mua một căn nhà mặt đất ở phố. Có thể là nhà trong ngõ, ngách nào cũng được. Thế nhưng, vợ anh chê khó sinh lời và một mực thích mua chung cư cao cấp.Khảo sát một thời gian, qua tư vấn của một cò môi giới bất động sản, vợ chồng anh quyết định lấy căn hộ chung cư cao cấp ở một tòa chung cư nằm trên đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. “Đó là một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích 79 m2 toà C1. Thời điểm đó dù tòa chung cư này mới mở bán nhưng giá đã 53,2 triệu đồng/m2. Tính ra vợ chồng tôi mua căn chung cư ấy với giá 4,2 tỷ đồng”, anh kể.Thời điểm mua căn hộ cao cấp này, vợ anh Sơn là hướng dẫn viên một công ty du lịch ở Hà Nội. Vì thế, bà xã anh cho rằng, mua căn đó xong sẽ cho khách Tây thuê ở.Sau khi đầu tư mua căn hộ cao cấp 4,2 tỷ, đúng theo dự định, chỉ sau một tháng đã có khách thuê. Đó là một vợ chồng trẻ vợ Việt, chồng Tây. “Vợ chồng này có 1 con nhỏ và kinh doanh bán hàng online. Mỗi tháng, họ thuê với giá 10 triệu đồng. Tính ra, mỗi tháng vợ chồng mình cũng có một khoản tiền từ việc cho thuê nhà”.Tuy nhiên, cặp vợ chồng trẻ trên chỉ thuê nhà ổn định được 2 năm rưỡi năm là xin trả nhà và chuyển đến Tây Hồ để ở cho thuận tiện công việc. Từ đó đến nay, vợ anh Sơn đã cho nhiều khách Tây khác thuê nhà theo hợp đồng ngắn hạn, chỉ 1-6 tháng.“Khách thuê nhà của chúng tôi chủ yếu là khách Tây đến Việt Nam công tác, học tập hoặc làm việc. Vì thế, họ thường ở trong vòng từ 1-6 tháng. Thậm chí, có người chỉ ở theo tuần. Những năm trước thì vẫn có khách đều vào thuê. Tiền thuê cho khách nước ngoài thậm chí nhỉnh lên, có tháng được 13-15 triệu. Song, hơn 1 năm nay, kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, lượng khách thuê thưa vắng hẳn và mấy tháng nay không có khách”, anh Sơn buồn rầu nói.Vì chung cư không có khách hoặc khách thưa thớt nên vợ chồng anh Sơn buộc phải giảm giá cho thuê nhà hiện nay xuống chỉ còn 8 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, khách thuê vẫn không đều và không có.“Khách Việt thì họ chỉ có nhu cầu thuê những căn chung cư có giá 2-3 triệu/tháng thôi. Quá sốt ruột với 1 năm cho thuê nhà phập phù, chẳng được bao tiền nên vợ chồng tôi mấy tháng trước quyết định rao bán chung cư để lấy tiền đầu tư vào đất nền, đất thổ cư. Nhưng rao bán vài tháng rồi mà khách hỏi mua thực không có, chỉ có người môi giới đầu tư hỏi và trả giá cực thấp.Lúc này chúng tôi mới nhận ra, mua chung cư cao cấp lỗ quá. Mới có 5 năm, chúng tôi mua 4,2 tỷ mà rao bán vội 2,8 tỷ khách vẫn chê đắt. Phía môi giới bảo, giờ căn hộ cao cấp không còn hấp dẫn vì mua chỉ để ở, không đầu cơ được. Chỉ có phân khúc nhà bình dân thì vẫn đông khách mua”, anh Sơn nói.Anh nhẩm tính, 1 năm qua nếu gửi ngân hàng số tiền 4,2 tỷ đồng trên thì mỗi tháng, anh có khoảng hơn 20 triệu đồng. “Tính sơ sơ, nếu gửi 1 tỷ đồng trong vòng 1 tháng tại ngân hàng với mức lãi suất là 6% thì tiền lãi 1 tháng thu được là 1 tỷ x 6% x 1 tháng/12 tháng = 5 triệu đồng. 4,2 tỷ đồng mua chung cư tôi mà gửi ngân hàng cũng được hơn 20 triệu đồng/tháng. Đó là tính khi lãi suất ngân hàng đã giảm xuống đáy như hiện nay rồi. Chứ mấy năm trước, lãi suất gửi ngân hàng còn cao hơn nhiều".Trong khi đó, tiền thu được mỗi tháng từ cho khách thuê nhà 5 năm qua còn chưa bằng lãi suất ngân hàng. "Giờ vợ chồng tôi bán chung cư này phải chấp nhận giảm giá sâu thôi chứ không kỳ vọng tăng giá, không mong đến ăn chênh lệch như môi giới quảng cáo khi mua nữa. Nói chung, chúng tôi thấy đầu tư chung cư cao cấp cho khách thuê hay để đầu tư là một sai lầm lớn vì không mang lại giá trị lớn về đầu tư sinh lời”, anh Sơn ngậm ngùi.Theo Thảo Nguyên/ vietnamnet.vn https://baoxaydung.com.vn/mua-chung-cu-cao-cap-42-ty-cho-thue-sau-5-nam-rao-28-ty-khong-ai-hoi-304803.html
Nhung sửa chỗ này xem có bị sửa trên trang chủ không nhéMua chung cư cao cấp 4,2 tỷ cho thuê, sau 5 năm rao 2,8 tỷ không ai hỏi Tính ra, tiền cho khách thuê nhà hàng tháng chẳng bằng tiền mua chung cư gửi ngân hàng và hiện tại không có khách thuê đều nên anh Trần Văn Tuấn ở Văn Quán, Hà Đông đã rao bán nhiều tháng nay mà vẫn rất ít khách hỏi mua.Mấy tháng nay, anh Trần Văn Sơn rất xót ruột và nóng lòng khi rao bán chung cư mà vẫn không có nhiều khách thiện chí hỏi mua, dù mức giá anh đưa ra không hề đắt đỏ, thậm chí còn “đại hạ giá” đến mức thấp nhất.Anh Sơn chia sẻ, 5 năm trước, vợ chồng anh sau một thời gian dài tích cóp có được số tiền 4 tỷ. Bởi thế, anh chị tính chuyện mua nhà đầu tư vứt đó sinh lời. Ban đầu, anh Sơn có ý định mua một căn nhà mặt đất ở phố. Có thể là nhà trong ngõ, ngách nào cũng được. Thế nhưng, vợ anh chê khó sinh lời và một mực thích mua chung cư cao cấp.Khảo sát một thời gian, qua tư vấn của một cò môi giới bất động sản, vợ chồng anh quyết định lấy căn hộ chung cư cao cấp ở một tòa chung cư nằm trên đường Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. “Đó là một căn hộ 2 phòng ngủ, diện tích 79 m2 toà C1. Thời điểm đó dù tòa chung cư này mới mở bán nhưng giá đã 53,2 triệu đồng/m2. Tính ra vợ chồng tôi mua căn chung cư ấy với giá 4,2 tỷ đồng”, anh kể.Thời điểm mua căn hộ cao cấp này, vợ anh Sơn là hướng dẫn viên một công ty du lịch ở Hà Nội. Vì thế, bà xã anh cho rằng, mua căn đó xong sẽ cho khách Tây thuê ở.Sau khi đầu tư mua căn hộ cao cấp 4,2 tỷ, đúng theo dự định, chỉ sau một tháng đã có khách thuê. Đó là một vợ chồng trẻ vợ Việt, chồng Tây. “Vợ chồng này có 1 con nhỏ và kinh doanh bán hàng online. Mỗi tháng, họ thuê với giá 10 triệu đồng. Tính ra, mỗi tháng vợ chồng mình cũng có một khoản tiền từ việc cho thuê nhà”.Tuy nhiên, cặp vợ chồng trẻ trên chỉ thuê nhà ổn định được 2 năm rưỡi năm là xin trả nhà và chuyển đến Tây Hồ để ở cho thuận tiện công việc. Từ đó đến nay, vợ anh Sơn đã cho nhiều khách Tây khác thuê nhà theo hợp đồng ngắn hạn, chỉ 1-6 tháng.“Khách thuê nhà của chúng tôi chủ yếu là khách Tây đến Việt Nam công tác, học tập hoặc làm việc. Vì thế, họ thường ở trong vòng từ 1-6 tháng. Thậm chí, có người chỉ ở theo tuần. Những năm trước thì vẫn có khách đều vào thuê. Tiền thuê cho khách nước ngoài thậm chí nhỉnh lên, có tháng được 13-15 triệu. Song, hơn 1 năm nay, kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19, lượng khách thuê thưa vắng hẳn và mấy tháng nay không có khách”, anh Sơn buồn rầu nói.Vì chung cư không có khách hoặc khách thưa thớt nên vợ chồng anh Sơn buộc phải giảm giá cho thuê nhà hiện nay xuống chỉ còn 8 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, khách thuê vẫn không đều và không có.“Khách Việt thì họ chỉ có nhu cầu thuê những căn chung cư có giá 2-3 triệu/tháng thôi. Quá sốt ruột với 1 năm cho thuê nhà phập phù, chẳng được bao tiền nên vợ chồng tôi mấy tháng trước quyết định rao bán chung cư để lấy tiền đầu tư vào đất nền, đất thổ cư. Nhưng rao bán vài tháng rồi mà khách hỏi mua thực không có, chỉ có người môi giới đầu tư hỏi và trả giá cực thấp.Lúc này chúng tôi mới nhận ra, mua chung cư cao cấp lỗ quá. Mới có 5 năm, chúng tôi mua 4,2 tỷ mà rao bán vội 2,8 tỷ khách vẫn chê đắt. Phía môi giới bảo, giờ căn hộ cao cấp không còn hấp dẫn vì mua chỉ để ở, không đầu cơ được. Chỉ có phân khúc nhà bình dân thì vẫn đông khách mua”, anh Sơn nói.Anh nhẩm tính, 1 năm qua nếu gửi ngân hàng số tiền 4,2 tỷ đồng trên thì mỗi tháng, anh có khoảng hơn 20 triệu đồng. “Tính sơ sơ, nếu gửi 1 tỷ đồng trong vòng 1 tháng tại ngân hàng với mức lãi suất là 6% thì tiền lãi 1 tháng thu được là 1 tỷ x 6% x 1 tháng/12 tháng = 5 triệu đồng. 4,2 tỷ đồng mua chung cư tôi mà gửi ngân hàng cũng được hơn 20 triệu đồng/tháng. Đó là tính khi lãi suất ngân hàng đã giảm xuống đáy như hiện nay rồi. Chứ mấy năm trước, lãi suất gửi ngân hàng còn cao hơn nhiều".Trong khi đó, tiền thu được mỗi tháng từ cho khách thuê nhà 5 năm qua còn chưa bằng lãi suất ngân hàng. "Giờ vợ chồng tôi bán chung cư này phải chấp nhận giảm giá sâu thôi chứ không kỳ vọng tăng giá, không mong đến ăn chênh lệch như môi giới quảng cáo khi mua nữa. Nói chung, chúng tôi thấy đầu tư chung cư cao cấp cho khách thuê hay để đầu tư là một sai lầm lớn vì không mang lại giá trị lớn về đầu tư sinh lời”, anh Sơn ngậm ngùi.Theo Thảo Nguyên/ vietnamnet.vn https://baoxaydung.com.vn/mua-chung-cu-cao-cap-42-ty-cho-thue-sau-5-nam-rao-28-ty-khong-ai-hoi-304803.html
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Hong Nhung
Masan đặt tầm nhìn về một nền tảng tích hợp từ offline đến online nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam.Kênh MT: Yếu tố then chốt để gia tăng hiệu suất ngành bán lẻTại Việt Nam, kênh thương mại truyền thống (GT) đang chiếm tỷ trọng 90% toàn ngành bán lẻ. Đa số nhu cầu nhu yếu phẩm sử dụng hằng ngày được phục vụ qua kênh GT, quy mô nhỏ lẻ và chưa được chuẩn hóa. Mặt khác, do sự phân tán và quy mô nhỏ của hệ thống bán lẻ, người tiêu dùng và nhà sản xuất đang phải trả chi phí logistic (chuỗi cung ứng) cao hơn. Cụ thế, chi phí cho logistic hiện nay tại Việt Nam đang chiếm 17%. Trong khi đó, con số này tại Thái Lan là 13% và Mỹ là 8%. Ngay cả trong lĩnh vực tài chính, hơn một nửa dân số Việt Nam đang sinh sống ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản.VCM đang trên đà đạt lợi nhuận dương trong năm 2021Tháng 6.2020, Masan đã thành lập The CrownX, công ty hợp nhất mảng bán lẻ VinMart/VinMart+ và hàng tiêu dùng MasanConsumerHoldings. Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào tháng 4.2021, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Công ty The CrownX, đã chia sẻ về chiến lược phát triển 2021 - 2025 của công ty này. Ông Thắng tiết lộ: “Mười năm trước, chúng tôi không biết kênh trực tuyến là gì, nhưng đến bây giờ, chúng tôi đã phác họa được bức tranh bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam phải như thế nào”. Trong đó, trực tuyến không phải là một mảng kinh doanh độc lập mà nằm trong cùng một nền tảng tích hợp với các điểm bán hiện hữu (offline) của Masan.Tiếp cận 50% chi tiêu tiêu dùngPhục vụ nhu yếu phẩm - các sản phẩm chiếm phần lớn trong chi tiêu tiêu dùng với tần suất sử dụng mỗi ngày là đích đến mà nền tảng bán lẻ Point of Life của Masan đang hướng đến. Sau đó, nền tảng này sẽ mở rộng ra phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác như tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe…Hệ thống phân phối lớn nhất cả nước với hơn 3.000 điểm bán hiện nay, và dự kiến lên đến hơn 30.000 điểm bán vào năm 2025, là lợi thế để Masan gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn.Kết hợp bán lẻ và dịch vụ tài chính chiếm đến 50% ngân sách tiêu dùng có thể mang lại cho Masan nền tảng ổn định và khả năng gia tăng quy mô để thu hút khách hàng trung thành mà không "đốt" tiền. "Chúng tôi không tin tưởng vào mô hình thu hút khách hàng chỉ bằng khuyến mãi và giảm giá. Thay vào đó, chúng ta tin vào mô hình kinh doanh đột phá có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và các nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan Group khẳng định.Hiện nay, “ông lớn” bán lẻ tiêu dùng này đang xử lý hơn 1 triệu giao dịch mỗi ngày và con số này sẽ tăng gấp 5-10 lần vào năm 2025. Khối lượng giao dịch lớn sẽ cung cấp cho Masan nguồn dữ liệu quý giá để thấu hiểu người tiêu dùng tốt hơn, từ đó càng phát huy hơn nữa thế mạnh R&D và xây dựng thương hiệu.“Tôi tin rằng chúng ta đã có những mảnh ghép chiến lược để hiện thực hóa mô hình này ở Việt Nam. Minh chứng đầu tiên về nền tảng "Point of Life" sẽ diễn ra trong năm nay 2021. Chúng ta sẽ phát triển ít nhất 50% cửa hàng trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số”, ông Nguyễn Đăng Quang, chia sẻ.Trong năm 2020, VinCommerce (VCM) đã thực hiện hàng loạt biện pháp để cải thiện lợi nhuận như đóng cửa các điểm bán không đạt chỉ tiêu kinh doanh, tinh gọn danh mục sản phẩm, tập trung vào hàng hóa tươi sống với tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng”, thay đổi cách thức bày trí cửa hàng, đàm phán lại điều khoản với nhà cung cấp... Các nỗ lực này đã phát huy hiệu quả khi VCM lần đầu ghi nhận EBITDA dương 0,2 % trong quý 4/2020 với lợi nhuận 16 tỉ đồng và đang trên đà đạt EBITDA dương cho cả năm 2021.Masan đang đặt ra “lợi ích kép” cho hệ thống bán lẻ của mình và các đối tác. Bởi vì, tối ưu hóa hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng, thương hiệu của các nhà sản xuất sẽ được phủ rộng rãi hơn ở khắp các kênh, từ đó hàng hoá chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn, lượng tiền để xoay vòng cũng tốt hơn không phải nằm nhiều ở hàng tồn kho như trước. Thực hiện tốt điều này, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% và đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.Nhung sửa 1 lần
Masan đặt tầm nhìn về một nền tảng tích hợp từ offline đến online nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam.Kênh MT: Yếu tố then chốt để gia tăng hiệu suất ngành bán lẻTại Việt Nam, kênh thương mại truyền thống (GT) đang chiếm tỷ trọng 90% toàn ngành bán lẻ. Đa số nhu cầu nhu yếu phẩm sử dụng hằng ngày được phục vụ qua kênh GT, quy mô nhỏ lẻ và chưa được chuẩn hóa. Mặt khác, do sự phân tán và quy mô nhỏ của hệ thống bán lẻ, người tiêu dùng và nhà sản xuất đang phải trả chi phí logistic (chuỗi cung ứng) cao hơn. Cụ thế, chi phí cho logistic hiện nay tại Việt Nam đang chiếm 17%. Trong khi đó, con số này tại Thái Lan là 13% và Mỹ là 8%. Ngay cả trong lĩnh vực tài chính, hơn một nửa dân số Việt Nam đang sinh sống ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản.VCM đang trên đà đạt lợi nhuận dương trong năm 2021Tháng 6.2020, Masan đã thành lập The CrownX, công ty hợp nhất mảng bán lẻ VinMart/VinMart+ và hàng tiêu dùng MasanConsumerHoldings. Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào tháng 4.2021, ông Trương Công Thắng, Tổng giám đốc Công ty The CrownX, đã chia sẻ về chiến lược phát triển 2021 - 2025 của công ty này. Ông Thắng tiết lộ: “Mười năm trước, chúng tôi không biết kênh trực tuyến là gì, nhưng đến bây giờ, chúng tôi đã phác họa được bức tranh bán lẻ trực tuyến ở Việt Nam phải như thế nào”. Trong đó, trực tuyến không phải là một mảng kinh doanh độc lập mà nằm trong cùng một nền tảng tích hợp với các điểm bán hiện hữu (offline) của Masan.Tiếp cận 50% chi tiêu tiêu dùngPhục vụ nhu yếu phẩm - các sản phẩm chiếm phần lớn trong chi tiêu tiêu dùng với tần suất sử dụng mỗi ngày là đích đến mà nền tảng bán lẻ Point of Life của Masan đang hướng đến. Sau đó, nền tảng này sẽ mở rộng ra phục vụ các nhu cầu thiết yếu khác như tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí và chăm sóc sức khỏe…Hệ thống phân phối lớn nhất cả nước với hơn 3.000 điểm bán hiện nay, và dự kiến lên đến hơn 30.000 điểm bán vào năm 2025, là lợi thế để Masan gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn.Kết hợp bán lẻ và dịch vụ tài chính chiếm đến 50% ngân sách tiêu dùng có thể mang lại cho Masan nền tảng ổn định và khả năng gia tăng quy mô để thu hút khách hàng trung thành mà không "đốt" tiền. "Chúng tôi không tin tưởng vào mô hình thu hút khách hàng chỉ bằng khuyến mãi và giảm giá. Thay vào đó, chúng ta tin vào mô hình kinh doanh đột phá có thể cung cấp các giải pháp sáng tạo và các nhãn hiệu mạnh để mang đến cho người tiêu dùng nhiều giá trị hơn", ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Masan Group khẳng định.Hiện nay, “ông lớn” bán lẻ tiêu dùng này đang xử lý hơn 1 triệu giao dịch mỗi ngày và con số này sẽ tăng gấp 5-10 lần vào năm 2025. Khối lượng giao dịch lớn sẽ cung cấp cho Masan nguồn dữ liệu quý giá để thấu hiểu người tiêu dùng tốt hơn, từ đó càng phát huy hơn nữa thế mạnh R&D và xây dựng thương hiệu.“Tôi tin rằng chúng ta đã có những mảnh ghép chiến lược để hiện thực hóa mô hình này ở Việt Nam. Minh chứng đầu tiên về nền tảng "Point of Life" sẽ diễn ra trong năm nay 2021. Chúng ta sẽ phát triển ít nhất 50% cửa hàng trở thành các điểm kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ ngân hàng truyền thống và cổng thanh toán kỹ thuật số”, ông Nguyễn Đăng Quang, chia sẻ.Trong năm 2020, VinCommerce (VCM) đã thực hiện hàng loạt biện pháp để cải thiện lợi nhuận như đóng cửa các điểm bán không đạt chỉ tiêu kinh doanh, tinh gọn danh mục sản phẩm, tập trung vào hàng hóa tươi sống với tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng”, thay đổi cách thức bày trí cửa hàng, đàm phán lại điều khoản với nhà cung cấp... Các nỗ lực này đã phát huy hiệu quả khi VCM lần đầu ghi nhận EBITDA dương 0,2 % trong quý 4/2020 với lợi nhuận 16 tỉ đồng và đang trên đà đạt EBITDA dương cho cả năm 2021.Masan đang đặt ra “lợi ích kép” cho hệ thống bán lẻ của mình và các đối tác. Bởi vì, tối ưu hóa hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng, thương hiệu của các nhà sản xuất sẽ được phủ rộng rãi hơn ở khắp các kênh, từ đó hàng hoá chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn, lượng tiền để xoay vòng cũng tốt hơn không phải nằm nhiều ở hàng tồn kho như trước. Thực hiện tốt điều này, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho các hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% và đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.Nhung sửa 1 lần
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ