menu
24hmoney

Bài của Nguyễn Hoàng Khang

Ảnh đại diện Pro
Yếu tố bất ngờ liệu có làm cho ngành gỗ Việt Nam hồi phục mạnh mẽ trở lại? Cổ phiếu ngành gỗ nào cần được lưu ý?
Hiện nay, tính trạng cháy rừng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu và Bắc Mỹ - 2 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam, khiến nhiều nhà máy gỗ tại đây phải đóng cửa tạm thời, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung gỗ tại khu vực trong ngắn hạn. Sự gián đoạn của ngành gỗ công nghiệp khiến giá gỗ có sự hồi phục mạnh. Giá gỗ xẻ (Lumber) hiện đạt mức quanh 535 USD/1.000 ft, hồi phục đáng kể từ mốc thấp đầu năm chỉ 400 USD/1.000 ft. Nếu bỏ qua giai đoạn 2020 – 2022 khi giá cả của nhiều loại nguyên vật liệu tăng vọt do đứt gẫy chuỗi cung ứng thì giá gỗ hiện nay đã cao mức giá so với giai đoạn trước năm 2020.
Bên cạnh đó, kể từ tháng 5 vừa qua thị trường nhà đất Mỹ đã có sự hồi phục trở lại. Trong tháng 5 và 6/2023, thị trường bất động sản tại Mỹ đã khởi công xây dựng lần lượt 1,56 triệu căn và 1,43 triệu căn, cải thiện từ vùng đáy chỉ 1,3 triệu căn trong tháng 1. Để so sánh, nhu cầu xây nhà ở mới hiện tại vẫn cao hơn giai đoạn trước năm COVID-19 vào năm 2020. Đây sẽ là điểm sáng cho kỳ vọng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu đá thạch anh, gạch ốp lát và gỗ… có thể giảm bớt lượng hàng tồn kho và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu chính này trong nửa cuối năm 2023.
=> Theo đánh giá, mức tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ sẽ được cải thiện trong cuối năm 2023 khi nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu ổn định và nhu cầu xây dựng tăng trở lại.
Yếu tố bất ngờ liệu có làm cho ngành gỗ Việt Nam hồi phục mạnh mẽ trở lại? Cổ phiếu ngành gỗ nào cần  ...

- Tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam hiện nay đã dần hồi phục:
Với việc tình hình lạm phát tăng mạnh trong giai đoạn đầu năm 2023 đã ảnh hưởng tiêu cực đến tốc tăng trưởng và nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân, đặc biệt tại Mỹ và EU (2 đối tác xuất khẩu chính của Việt Nam), điều này đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu nói chung và các sản phẩm như gỗ nói riêng giảm mạnh.
Tuy nhiên theo thống kê trong tháng Bảy, các doanh nghiệp trong ngành gỗ Việt Nam đã bắt đầu đón những đơn hàng trở lại, phục vụ cho mùa mua sắm nội thất cuối năm của thị trường thế giới, mặc dù chưa phục hồi mạnh.
Cụ thể, tính chung 2 quý đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 6,067 tỷ USD, giảm 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, có thể thấy rằng tình hình xuất khẩu đã có sự cải thiện khi giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trung bình quý 2 đã tăng 15% so với quý 1.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 7/2023 đạt gần 1,1 tỷ USD; luỹ kế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 7 tháng đầu năm đạt 7,1 tỷ USD, thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, là kim ngạch xuất khẩu của tháng 7/2023 đã vươn lên trên 1 tỷ USD sau thời gian dài sụt giảm sâu, cho thấy tín hiệu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã dần phục hồi.
Ngành chế biến gỗ Việt Nam với vị thế nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới và luôn duy trì được tăng trưởng trong nhiều năm ở mức 15,4%/năm cho thấy sức mạnh, dư địa và triển vọng hồi phục của ngành trong tương lai.
- Với những triển vọng trên, CTCP Phú Tài (PTB) với lợi thế là doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu gỗ lớn tại thị trường Mỹ được kỳ vọng sẽ có một bước chuyển đột biến trong thời gian tới với việc nhu cầu nguyên vật liệu, nội thất cho nhà ở mới của Mỹ tăng cao, đặt biệt là khi nguồn cung gỗ tại khu vực này còn nhiều hạn chế. Đây sẽ là động lực tăng trưởng cho PTB trong thời gian tới. Ngoài ra, các mảng khác của PTB được đánh giá sẽ có sự phục hồi như: xuất khẩu gạch ốp lát, các khu BĐS sẽ dần được mở bán trở lại khi BĐS Việt Nam phục hồi như: dự án Phú Tài Central Life và Phú Tài Residence.
- Rủi ro đầu tư:
+ Rủi ro do chi phí xuất khẩu
+ Kinh tế suy thoái lâu hơn dự kiến
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ