Ảnh đại diện
Xuất hiện vùng trũng BĐS phía Nam hút dòng tiền đầu tư
Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, du lịch dịch vụ và logistics, hiện nay giá bất động sản tại Hậu Giang nhìn chung còn thấp và chưa tương xứng với tiềm năng. Gần đây, nhiều nhà đầu tư phía Bắc đang âm thầm đổ bộ vào thị trường này để săn bất động sản, đón sóng chu kỳ mới.
Hạ tầng giao thông rút ngắn khoảng cách cho Hậu Giang bứt phá
Một trong những điểm nghẽn của khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng trong phát triển kinh tế chính là hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ. Giai đoạn 2021 – 2025 Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và tập trung nguồn lực cho ĐBSCL với tổng mức ngân sách lên tới 460 nghìn tỷ đồng, đặt mục tiêu đến năm 2026 phải hoàn thành bằng được 554km cao tốc để đưa vào khai thác, góp phần thúc đẩy kinh tế, tăng kết nối vùng, kết nối giao thương giữa các địa phương và khu vực Hồ Chí Minh.
Xuất hiện vùng trũng BĐS phía Nam hút dòng tiền đầu tư. Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển  ...
Hạ tầng giao thông đi trước dẫn đường cho kinh tế phát triển
Là tỉnh được hưởng lợi trực tiếp từ “dòng tiền lớn” đổ bộ vào ĐBSCL, Hậu Giang đang cho thấy khả năng bứt phá rất tốt với các chính sách điều hành vĩ mô và thu hút đầu tư đúng đắn, nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế Quý 1/2023, đứng đầu ĐBSCL trong năm 2022. Hiện, địa phương này có khoảng trên 3000 doanh nghiệp đang hoạt động với 2 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp. Trong giai đoạn 2021 – 2030, tỉnh Hậu Giang định hướng quy hoạch mới thêm 7 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.741 ha, giải quyết việc làm và thu hút nhiều lao động đến sinh sống, làm việc. (nguồn cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang)
Đặc biệt, tới đây khi hơn 100km Cao tốc đi qua Hậu Giang được triển khai và đưa vào hoạt động, sẽ rút ngắn thời gian kết nối với Hồ Chí Minh, khu vực Đông Nam Bộ, tạo bước đệm cho các lĩnh vực kinh tế khác phát triển. Kết hợp với lợi thế về vị trí trung tâm chiến lược quan trọng của vùng ĐBSCL, tiếp giáp thành phố Cần Thơ và cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam Sông Hậu, Hậu Giang đang hội tụ nhiều tiềm năng để đón làn sóng đầu tư dịch chuyển từ các vùng miền khác, thu hút thêm nguồn vốn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội, góp phần làm thay đổi diện mạo của địa phương.
Xuất hiện vùng trũng BĐS phía Nam hút dòng tiền đầu tư. Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển  ...
Diện mạo Hậu Giang đang “thay da đổi thịt” từng ngày
Việc hoàn thiện hạ tầng giao thông cùng với chiến lược phát triển kinh tế tập trung vào 4 trụ cột là Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và Đô thị sẽ trở thành nền tảng cốt lõi cốt lõi góp phần tạo sức bật cho thị trường bất động sản Hậu Giang.
Cùng nhìn lại khu vực phía Bắc chúng ta sẽ thấy, ngay khi có cao tốc việc di chuyển từ Hà Nội đi các tỉnh đã được rút ngắn đáng kể, thay vì phải mất từ 7 đến 8 tiếng như trước đây thì từ Hà Nội đi Lào Cai giờ chỉ còn khoảng 3,5 tiếng, thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Quảng Ninh cũng được rút ngắn từ 3,5 tiếng xuống còn 1,5 tiếng, từ Hà Nội đi Hải Phòng chỉ sẽ mất khoảng 1 giờ đồng hồ. Cao tốc khai thông đã thúc đẩy kinh tế các địa phương phát triển mạnh, đồng thời tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản tăng trưởng sôi động. Giá trị bất động sản của các khu vực này liên tục thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn trong suốt chu kỳ BĐS từ 2011 cho đến nay. Theo khảo sát của ban R&D MSH Group, giá đất trung bình lân cận trung tâm hành chính Quảng Ninh hiện đã tăng lên gần 200 triệu/m2, con số này ở Hải Phòng tương ứng 255 triệu/m2, và Lào Cai lần lượt đạt giá trị khoảng 50 triệu/m2…
Thực tế cho thấy, hạ tầng giao thông góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội và giá trị bất động sản tại các tỉnh phía bắc. Sau khi tuyến cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Hậu Giang – Cà Mau được khai thông, cùng với các tuyến cao tốc nối khu vực Đông – Tây ĐBSCL, các tuyến giao thông nội tỉnh được nâng cấp mở rộng, thị trường bất động sản ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và đây cũng chính là cơ hội cho nhà đầu tư đón sóng tiềm năng thị trường này.
Thừa hưởng sức bật mạnh mẽ từ một thị trường đang “cất cánh”, đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng được đánh giá đang đứng trước cơ hội lớn, đón làn sóng đầu tư từ cả nguồn ngân sách công, cũng như sự dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài vào 1.884 dự án tại khu vực. Định hướng phát triển của tỉnh về công nghiệp, du lịch dịch vụ vượt trội đến năm 2030 sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng dân số cơ học trong tương lai không xa của tỉnh miền Tây trẻ tuổi này. Cụ thể, quy hoạch quỹ đất cho 9 khu công nghiệp với diện tích lên tới 2.233ha (gấp hơn 08 lần hiện tại) và kế hoạch sẽ thu hút trên 1,5 triệu lượt khách đến Hậu Giang vào năm 2030, tăng hơn 04 lần lượng khách du lịch hiện nay. Hậu Giang sẽ là điểm đến sinh sống và làm việc của một lực lượng lao động đông đảo, kéo theo nhu cầu về nhà ở đô thị tăng mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội cho nhà đầu tư đón sóng tiềm năng thị trường bất động sản Hậu Giang, đón sóng chu kỳ mới 2023.
Nguồn: Báo Pháp Luật
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ