menu
24hmoney

Bài của Nghi Trương

Ảnh đại diện Pro
Xu hướng thị trường Bán lẻ
- ĐA DẠNG NHÃN HÀNG BÁN LẺ:
• Bên cạnh sự gia nhập thị trường và mở rộng của các thương hiệu quốc tế, các thương hiệu trong nước cũng tăng trưởng đáng kể, mở rộng khắp thị trường.
• Hình thức mua sắm giải trí, sáng tạo nội dung số cùng với tiếp thị sản phẩm (Shoppertainment) sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo trong những năm tới .
- BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OMNI CHANNEL):
• Sự tăng trưởng bùng nổ của mảng bán lẻ trực tuyến , TMĐT sẽ không làm giảm nhu cầu ở kênh bán lẻ truyền thống mà còn thúc đẩy hoạt động bán hàng lẫn nhau giữa các kênh.
• Lượng bán hàng trung bình liên quan tới các nền tảng giải trí, streaming từ các nhà sáng tạo nội dung sẽ tăng mạnh .
- LIÊN TỤC CẢI TIẾN VÀ NÂNG CẤP:
• Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong nước và quốc tế, cùng sự bùng nổ của bán lẻ trực tuyến → Các đơn vị bán hàng sẽ liên tục cải thiện sản phẩm, nâng cấp không gian bán hàng nhằm thu hút nhiều nhóm khách hàng.
Tác động của nền kinh tế đối với ngành bán lẻ Việt Nam
• Theo dữ liệu lịch sử, tốc độ tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa thường cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Vì vậy, kỳ vọng tăng trưởng GDP tích cực và cải thiện từ năm 2024 sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ sẽ duy trì từ 12-14% YoY ở các năm sau.
• Bên cạnh đó, tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người cải thiện, cùng tỷ lệ lạm phát được Nhà Nước duy trì ở mức ổn định (~3%) sẽ là chất xúc tác giúp ngành bán lẻ và nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bền vững sau giai đoạn phục hồi.
• Sau tăng trưởng đạt 8% năm 2022 (mức cao nhất kể từ năm 1997), Việt Nam trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
• Tăng trưởng GDP 9T2023 ghi nhận 4.24% (9T2022: 8.85%). Để đạt được mục tiêu 6.5% cho năm 2023, Việt Nam cần đạt mục tiêu rất khó khăn là ~13% trong 3 tháng cuối năm.
• Nguyên nhân chính do Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn từ yếu tố bên ngoài lẫn từ nội tại nền kinh tế.
• Thu nhập cải thiện, tỷ lệ đô thị hóa tăng, cùng các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Ngành ICT được kỳ vọng sẽ hồi phục sau giai đoạn cuộc chiến về giá giữa các nhà bán lẻ. Ngoài ra, triển vọng từ các ngành hàng bán lẻ mới cũng là động lực thúc đẩy các hoạt động bán lẻ thời gian sắp tới.
• Về triển vọng, các tổ chức tài chính đánh giá Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế ổn định, cùng dự báo tăng trưởng GDP ở mức 5% trong năm 2023 và đạt mức 6-6.5% trong năm 2024.
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ