Từ Euro Ngẫm Về Quản Trị Rủi Ro
Điều quan trọng không phải là bạn thắng được bao nhiêu khi đúng mà là bạn thua bao nhiêu khi sai.
Sự thật không thể chối cãi điều này được xây dựng dựa trên toán học bất đối xứng của tăng trưởng kép.
Một khoản lỗ 25% yêu cầu lợi nhuận 33% để trở về mức hòa vốn, nhưng một khoản lỗ 33% yêu cầu lợi nhuận 50% và khoản lỗ 50% yêu cầu lợi nhuận 100%… chỉ để trở về mức ban đầu.
Bạn có nhận thấy bài toán bất đối xứng này không??? Khoảng cách giữa hai con số tăng theo cấp số nhân.
Tệ hơn nữa, phân tích hòa vốn này chưa tính đến các trở ngại như chi phí, thuế, lạm phát và tác động của biến động lên tăng trưởng kép (tôi sẽ chia sẻ về điều này trong các bài viết sau).
Biến đổi phép toán này thành lời ứng dụng thực tế dễ hiểu hơn, điều đó có nghĩa là quản lý rủi ro trong đầu tư là chìa khóa để tối đa hóa tăng trưởng kép của danh mục đầu tư và tỷ lệ rút tiền an toàn khi về hưu. Tăng trưởng đều đặn là điều vô cùng quan trọng.
Càng ít thua lỗ trong những giai đoạn khó khăn của thị trường, bạn càng cần ít mức lợi tức hơn trong những thời kỳ tốt đẹp để về đích
Đây không phải chỉ là nhận định riêng của cá nhân tôi. Đó là sự thật toán học được hoàn toàn hỗ trợ bởi những nghiên cứu về đầu tư thực tế
Và đó là điều vô cùng trực quan, hiển nhiên một khi bạn hiểu nó.
Hãy kể tên những đội vô địch gần đây trong môn thể thao đồng đội yêu thích của bạn. Họ hiếm khi là đội tấn công hoặc phòng thủ hàng đầu trong giải đấu.
Thay vào đó, họ đạt được vị thế nhà vô địch bằng cách duy trì hiệu suất ổn định trong top 10-20% cho cả tấn công và phòng thủ. Bạn cần cả hai để vô địch
Hàng công phải đủ tốt để ghi điểm đều đặn. Bạn không thể thắng nếu không ghi điểm.
Nhưng phòng thủ mới là chìa khóa. Phòng thủ hạn chế khả năng tấn công của đối thủ, đồng nghĩa với việc hàng công của đội bạn có nhiều thời gian hơn để ghi điểm và cần ít điểm hơn để chiến thắng. Phòng thủ thay đổi hoàn toàn cán cân của trò chơi.
Điều tương tự cũng đúng với danh mục đầu tư của bạn.
Chiến lược phòng thủ tốt hơn sẽ giúp cho chiến lược tấn công của bạn dễ dàng giành chiến thắng hơn.
Điều mà hầu như không ai nhận ra về chiến lược đầu tư theo xu hướng là nó chỉ đơn giản là thêm một lớp phòng thủ vào chiến lược đầu tư tấn công hiện có của bạn.
Bằng việc giới hạn lỗ bằng toán học thuần túy, đầu tư theo xu hướng…
Tránh hoàn toàn những tổn thất có thể làm thay đổi cuộc sống và chệch hướng kế hoạch thịnh vượng của bạn
Ứng dụng toán học bất đối xứng của tăng trưởng kép vào làm việc cho bạn.
Điều đó có nghĩa là chiến lược tấn công của bạn không cần ghi nhiều điểm để thắng.
Đảm bảo tính nhất quán về lợi nhuận của bạn qua các giai đoạn kinh tế phức tạp là thay đổi lớn (thay đổi kỷ nguyên – Epochal Change).
Gia tăng đáng kể tỷ lệ rút tiền an toàn từ danh mục đầu tư của bạn để các mục thịnh vượng có của bạn dễ đạt được hơn.
Mặc dù đây là một sự thật toán học hiển nhiên không thể chối cãi và rõ ràng khi hiểu, điều này hiếm khi được dạy trong các chương trình tài chính vì những lời khuyên tài chính truyền thống sử dụng đầu tư thụ động, yêu cầu bạn chấp nhận rủi ro thị trường một cách mù quáng để kiếm được lợi nhuận thị trường (còn gọi là – mua và nắm giữ, phân bổ tài sản thụ động).
Lịch sử cho thấy chấp nhận rủi ro thị trường (thay vì áp dụng quản lý rủi ro có kỷ luật toán học) có nghĩa là danh mục đầu tư của bạn có thể phải sẽ chịu lỗ 50% hoặc lớn hơn tại một số điểm trong sự nghiệp đầu tư của bạn. Đây không phải là câu hỏi “nếu”, mà là “khi nào”. Và những khoản lỗ này vi phạm toán học bất đối xứng của tăng trưởng kép.
Kể từ khi sự thay đổi kỷ nguyên tài chính bắt đầu (từ 2021) trái phiếu Mỹ đã mất gần 50% giá trị và cổ phiếu vẫn ở mức định giá cao ngất ngưởng. Chúng ta chỉ đang chờ một sự trở về giá trị bình thường của cổ phiếu để tạo ra các khoản lỗ trong khoảng 50% (hoặc lớn hơn) cho một danh mục đầu tư thông thường 60/40. Đó là toán học đơn giản.
Vấn đề là những khoản lỗ ở mức độ này, mặc dù hiếm, nhưng vi phạm toán học của lợi nhuận kép như đã chỉ ra ở trên. Bạn chỉ cần một lần để làm hỏng cả một đời tăng trưởng kép.
Khi bạn thêm vào các giả định thực tế bao gồm chi phí, lạm phát và thuế biến động vào các khoản lỗ thị trường, vấn đề trở nên nghiêm trọng. Nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì hầu hết các nhà đầu tư hiểu.
Và tất cả đều do một điều – rủi ro thị trường không được quản lý. Đó là sự thất bại của quản lý rủi ro đầu tư.
Gần như phương pháp quản trị rủi ro truyền thống thường được nhắc đến nhất nhất đó chính là đa dạng hóa tài sản, điều này là cần thiết nhưng không đủ. Phương pháp này yêu cầu việc kết hợp các loại tài sản có mối quan hệ không tương quan hoặc tương quan nghịch để tạo ra hiệu quả, nhưng trong các thị trường gấu lớn, tất cả tài sản đều có mối quan hệ tương quan tiến về 1 (Beta =1) có nghĩa là các tài sản có xu hướng quan hệ đồng biến khi trong thị trường giảm mạnh kéo dài, các cuộc khủng hoảng. Nói cách khác, phương pháp đa dạng hóa có tác dụng quản lý rủi ro 95% thời gian khi bạn không cần nó, và thất bại 5% thời gian khi bạn cần nó nhất.
Chỉ có một giải pháp duy nhất. Bạn phải chủ động quản lý rủi ro thị trường (điều ngược lại hoàn toàn với những gì lời khuyên tài chính truyền thống đề xuất). Đây là rủi ro còn lại lớn nhất trong một danh mục đầu tư được đa dạng hóa đúng cách.
Một lần nữa, đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi. Đó là một sự thật toán học không thể chối cãi được chứng minh qua nghiên cứu thực tế.
Nếu bạn không quản lý rủi ro thị trường, thì lịch sử cho thấy chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi một khoản lỗ khủng khiếp mang tính quyết định ập đến với danh mục đầu tư của bạn.
Kỷ nguyên đầu tư mới đã bắt đầu vào cuối năm 2021. Những gì đã hoạt động trước đây sẽ không tối ưu cho tương lai.
Và nếu bạn đã từng tìm hiểu hoặc cảm thấy tin tưởng vào những gì tôi chia sẻ thì hãy comment vào chia sẻ hoặc kết nối với tôi qua: facebook.com/minhduc.nguyen.56884
Tôi hy vọng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp ích cho bạn…
Nếu bạn thấy thông tin này là bổ ích thì đừng quên
like và chia sẻ nó nhé, bạn cũng có thể tìm được các kiến thức, chia sẻ tài chính như vậy ở trên trang Youtube của tôi:
https://www.youtube.com/@taichinhtinhthucfci và đừng quên đăng ký kênh và like để không bỏ qua các chia sẻ mới nhất cũng như ủng hộ tôi nhé.Cảm ơn bạn rất nhiều!
Bài viết bởi: Financial Coach Đức Nguyễn Founder Học Viện Huấn Luyện Tài Chính FCI
Chia sẻ thông tin hữu ích