menu
24hmoney

Bài của Đỗ Quyên

Pro
TRIỀN VỌNG LẠC QUAN NGÀNH Ô TÔ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP CÙNG NGÀNH NỬA CUỐI NĂM 2022
So với biên nền thấp năm 2021, doanh số tiêu thụ ô tô tháng 7 đạt 24.461 chiếc tăng 69,2% YoY. Vào quý 3 năm 2021, hoạt động tiêu thụ ô tô bị ảnh hưởng nặng nền do chính sách giãn cách xã hội bởi dịch covid-19. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, doanh số tiêu thụ ô tô đạt 209.928 chiếc tương ứng tăng 39,9% YoY.
Quý 3 thường là mùa hoạt động kém khả quan của thị trường ô tô Việt Nam, nhưng vẫn sẽ duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong những tháng còn lại, nhờ vào mức nền so sánh thấp của của cùng kỳ năm ngoái trước khi bước vào mùa cao điểm quý 4/2022. Một phần được hưởng lợi đến từ việc nguồn cung quý 2/2022 bị thiếu hụt và nhu cầu cao, người mua sẵn sàng chờ đợi được bàn giao xe hàng tháng sẽ được bù đắp vào quý 3.
Trong khi việc bàn giao xe thúc đẩy tăng trưởng doanh thu hoạt động bán hàng ở quý 3 thì biên lợi nhuận của nhà phân phối cũng tiếp tục được duy trì ở mức cao nhờ vào việc thương thảo gia tăng ở các đơn đặt hàng trong quý 2, bù đắp nhiều hơn việc gia tăng chiết khấu để kích cầu trong ngắn hạn vào các tháng thấp điểm. Bên cạnh đó, việc gia tăng bàn giao cũng thúc đẩy lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô trong quý 3.
THỊ TRƯỜNG XE MÁY
Nguồn cung hạn hẹp do thiếu linh kiện kéo dài khiến doanh số bán hàng giảm sút hồi tháng 5-6, đến tháng 7/2022 doanh số bán xe máy của Honda tăng trưởng trở lại đạt 164.273 chiếc tăng 42,1% YoY. Việc tăng cường sản xuất tại Trung Quốc cho phép nguồn cung phục hồi nhờ nới lỏng giãn cách giãn xã hội từ tháng 6, giải thích cho sự phục hồi vào tháng 7 này. Việc nới lỏng nguồn cung làm giảm giá bán tại các đại lý, do đó thúc đẩy sản lượng bán hàng vào những tháng tới. Nhờ đó, biên lợi nhuận bán xe máy của Honda cũng được cải thiện nhờ cơ cấu sản phẩm tốt hơn, đóng góp lớn hơn từ xe tay ga có biên lợi nhuận tốt hơn.
Mảng săm lốp cũng tăng trưởng ấn tượng đạt 90,1% YoY lên 744 tỷ đồng từ mức 302 tỷ tháng 7/2021 và mức 400 tỷ/tháng trung bình quý 2/2022. Kết quả này được hỗ trợ bởi từ doanh thu xuất khẩu cao kỷ lục ở mức 12 triệu USD, tăng 55% YoY và tiêu thụ nội địa tăng mạnh trước khi giá bán tăng 3% vào tháng 8. Giá bán tăng cùng sản lượng tăng cũng giúp sẽ giúp biên lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG CHO CẢ 3 DOANH NGHIỆP CÙNG NGÀNH
HAX: BCTC quý 2 hết sức khả quan, LNST 80.6 tỷ, tăng gấp nhiều lần cùng kỳ. LNST quý 1/2022 đạt 134 tỷ. Với KQKD này, HAX hướng tới mục tiêu LNST cả năm 2022 có thể đạt 300 tỷ sau thuế. Trong chiến lược mở rộng kinh doanh về khu vực Tây Nam Bộ, HAX cũng vừa khai trương CN mới tại Cần Thơ. Việc khai trương ngay đầu quý 3 có thể sẽ gia tăng được doanh số của HAX và nhận về khoản thưởng nhờ vào việc tăng trưởng trở lại sau nhiều năm không đạt tăng trưởng.
VEA: Doanh số xe máy và ô tô đều tăng mạnh so với cùng kỳ trong tháng 7/2022 so với mức nền thấp trong tháng 7/2021. Nhìn chung, doanh số quý 3/2021 rất thấp do Việt Nam áp dụng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội trên toàn quốc. Doanh số các mặt hàng không thiết yếu nhìn chung đều đình trệ.
DRC: Doanh thu tháng 7/2022 của DRC đạt mức 574 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 90% YoY, và cao hơn khoảng 44% so với mức trung bình 399 tỷ/tháng trong quý 2/2022. DRC sẽ tiếp tục tăng giá bán 3% kể từ đầu tháng 8 ở thị trường trong nước, sau đợt tăng giá bán 5-7% vào tháng 4, trong bối cảnh các nguyên vật liệu như cao su tổng hợp, hóa chất, than đen, vải mành vẫn duy trì ở mức cao. Kỳ vọng điều này sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của DRC trong nửa cuối năm 2022, khi giá cao su tự nhiên đầu vào đang cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt.
Nguồn: báo cáo phân tích ngành ô tô BVSC
Nhà đầu tư lưu ý
3 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ