Ảnh đại diện
TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 29/07 – 02/08 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/07), chỉ số Dow Jones tăng 654.27 điểm (tương đương 1.64%) lên 40,589.34 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1.11% lên 5,459.10 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.03% lên 17,357.88 điểm. S&P 500 lùi 0.8%, còn Nasdaq Composite mất 2.1% trong tuần qua. Cả 2 chỉ số này đều ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 4/2024. Trong khi, Dow Jones tăng 0.8% và ghi nhận 4 tuần leo dốc liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 5/2024.
2. Phố Wall cũng đánh giá chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 6, một thước đo lạm phát ưa thích của Fed. PCE danh nghĩa tháng 6 đã nhích 0.1% so với tháng trước và tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước, trùng khớp với dự báo từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Dow Jones.
3. Giá dầu thô giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (26/7), kết thúc tuần bằng một đợt giảm sâu, do nhu cầu của Trung Quốc yếu và hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza có thể giảm bớt căng thẳng ở Trung Đông và kèm theo những lo ngại về nguồn cung. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 2,17% xuống 80,58 USD/thùng và giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2,35% xuống 76,44 USD/thùng. Tuần qua, giá dầu Brent giảm hơn 1% trong khi dầu WTI giảm hơn 3%.
4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 104.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ vào ngày thứ 6 khi Phố Wall khép lại một tuần biến động với tín hiệu tích cực khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu lạm phát mới của Mỹ.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 22-26/7
• Những phiên đầu tuần có lẽ là giai đoạn nhà đầu tư trải qua giai đoạn tiêu cực dài nhất từ tháng 4/2024 khi VN-Index liên tục có chuỗi 3 phiên giảm khá mạnh với mức trung bình gần 14 điểm mỗi phiên.
• Từ mốc 1.275, VN-Index đã rơi về mức thấp nhất 1.218 trong phiên 24/7 và tại đây dấu hiệu hồi phục đã xuất hiện. Trong 3 phiên cuối tuần, VN-Index đã hồi phục 24 điểm từ mức 1.218 để chốt tuần tại 1.242,1, nhưng so với tuần trước chỉ số đã để mất 22,67 điểm, giảm 1,79% so với tuần trước đó.
2. Điểm tiêu cực
• Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường đạt 18.226 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 16.104 tỷ đồng, giảm 19,9% so với tuần trước và hụt 17,5% so với trung bình 5 tuần gần đây. Lực mua và bán chủ động thường duy trì ở mức thấp trong hầu hết các phiên giao dịch trong tuần (ngoại trừ phiên ngày 23/7).
• Điểm trừ trong giao dịch tuần vừa qua là việc nhà đầu tư cá nhân quay đầu bán ròng mạnh sau nhiều tuần mua ròng trước đó. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 2.490,1 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 1988.7 tỷ đồng.
3. Điểm tích cực
• Sau chuỗi nhiều dài nhiều tuần bán ròng khối ngoại đã mua ròng trở lại trên HOSE với giá trị hơn 420 tỷ đồng, đánh dấu tuần gom ròng đầu tiên sau 5 tháng miệt mài xả hàng. Tính riêng kênh khớp lệnh, họ gom ròng gần 453 tỷ đồng. Bên cạnh đó, điểm sáng trong giao dịch tuần qua cũng đến từ việc tổ chức trong nước và tự doanh đều gom ròng tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 446,2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 727.4 tỷ đồng. Tự doanh mua ròng 1.623,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1714.2 tỷ đồng.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 29/7 – 2/8:
1. Sau tuần giao dịch chịu áp lực điều chỉnh với khối lượng giao dịch khá đột biến, nhất là dưới áp lực thông tin tổng dư nợ margin cuối quý II/2024 lập đỉnh mới, cao hơn thời điểm đầu năm 2022. Chỉ số VN-Index trải qua tuần giao dịch kém tích cực tiếp theo với những phiên giảm điểm mạnh về vùng giá quanh 1.220 điểm. Áp lực thị trường giảm đã kích hoạt call margin khiến tâm lý nhà đầu tư tiêu cực hơn. Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 30/2024 tại 1.242,11 điểm, giảm 22,67 điểm tương đương -1,79% so với cuối tuần 29, với thanh khoản giảm.
2. Về kỹ thuật, trong khung thời gian tuần (22-26/07/2024), VN-Index tiếp tục giảm điểm và chưa thể phục hồi trở lại sau tuần giao dịch trước đó. Bên cạnh đó, tâm lý thận trọng của nhà đầu tư vẫn còn hiện hữu khi khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì dưới mức trung bình 20 tuần. Ngoài ra, chỉ báo MACD và Stochastic Oscillator tiếp tục hướng xuống sau khi cho tín hiệu bán. Điều này cho thấy triển vọng ngắn hạn của chỉ số vẫn chưa có dấu hiệu lạc quan.
3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: VN-Index sẽ tiếp tục đà phục hồi và kiểm định lại vùng 1,250 điểm. Tuy nhiên, với khối lượng giao dịch thấp trong tuần qua, hiện tượng rung lắc có thể xuất hiện khi hoạt động mua còn dè chừng và vẫn chưa có tín hiệu cho sự suy yếu của áp lực bán quanh 1,250 điểm. Ngưỡng 1,230 điểm là hỗ trợ gần trong các phiên tới.
Hành động của chúng ta:
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường. Ngoài ra, cần cân nhắc những nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.
Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
==============
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!
https://zalo.me/g/ltzwam719 *** Tham gia room thảo luận chứng khoán
Liên hệ **** Zalo 0986735949 - Duy Chu
Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ