menu
24hmoney

Bài của Duy Chu

Ảnh đại diện
TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 22/04 – 26/04 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (19/04), chỉ số Nasdaq Composite mất 2.05% còn 15,282.01 điểm, chỉ số S&P 500 lùi 0.88% xuống 4,967.23 điểm, rớt mốc 5,000 điểm. Cả 2 chỉ số này đều đã giảm 6 phiên liên tiếp, chứng kiến chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2022. Trong khi, chỉ số Dow Jones tiến 211.02 điểm (tương đương 0.56%) lên 37,986.40 điểm, được hỗ trợ bởi đà tăng hơn 6% của cổ phiếu American Express sau báo cáo lợi nhuận. Tuần qua, S&P 500 chứng kiến tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3/2023 trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng xung quanh lạm phát và chính sách tiền tệ.
2. S&P 500 hiện giảm hơn 5% so với mức đỉnh 52 tuần, một phần của đà lao dốc thị trường chủ yếu được thúc đẩy bởi kỳ vọng giảm bớt về việc hạ lãi suất trong bối cảnh lạm phát dai dẳng. Các chuyên gia kinh tế và chiến lược gia hiện cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đợi ít nhất đến tháng 9 để hạ lãi suất. Nasdaq Composite đã sụt 5.5% trong tuần qua, đồng thời, ghi nhận 4 tuần giảm liên tiếp, đánh dấu chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 12/2022. Đây cũng là tuần giảm mạnh nhất của Nasdaq Composite kể từ tháng 11/2022.
3. Giá dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (19/4), nhưng xác lập một tuần giảm giá, sau khi Iran hạ thấp cuộc tấn công của Israel trên đất của họ, một dấu hiệu cho thấy có thể tránh được sự leo thang thù địch ở Trung Đông. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 0,31% lên 87,38 USD/thùng trong khi giá dầu thô WTI tăng 0,63% lên 83,25 USD.
4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 106.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Hầu hết các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động khá tiêu cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ do nhà đầu tư bớt kỳ vọng Fed sớm giảm lãi suất. Các chuyên gia kinh tế và chiến lược gia dự báo Fed sẽ chờ tới ít nhất là tháng 9/2024 để hạ lãi suất và cũng để ngỏ khả năng không giảm lãi suất trong năm nay.
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 15-19/4
• Khởi đầu tuần bằng “ngày thứ hai đen tối” khi VN-Index để mất gần 60 điểm, xuyên thủng nhiều mốc tâm lý như 1.250, 1.230 điểm. Phiên thứ ba được xem là khả quan nhất tuần với diễn biến hồi phục mạnh của chỉ số từ mức thấp nhất trong ngày.
• Tuy nhiên VN-Index đã tiếp tục giảm sâu hơn trong 2 phiên tiếp theo để chốt tuần tại 1.174,85, tính cả tuần chỉ số đã để mất 101,75 tương ứng 8% so với tuần trước. Đây là mức giảm theo tuần mạnh nhất về điểm số kể từ giữa tháng 5/2022.
• Trong tuần nhà đầu tư liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực có tính chất vĩ mô như tỷ giá USD/VND liên tục chạm mốc cao nhất lịch sử; căng thẳng Trung Đông leo thang; khối ngoại chưa ngừng bán ròng, …
2. Điểm tiêu cực
• Trong bối cảnh tiêu cực của thị trường chung, khối ngoại tiếp tục có tuần bán ròng mạnh, mặc dù có trở lại mua ròng song giá trị không quá lớn. Tổng cộng nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.413 tỷ đồng trên toàn thị trường. Xét riêng từng sàn trong tuần, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 1.471 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng 22 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 36 tỷ đồng trên sàn UPCoM.
• Bên cạnh đó, tuần vừa qua cũng ghi nhận điểm tiêu cực khi nhà đầu tư cá nhân trong nước tháo chạy sau 11 tuần mua ròng. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng 1.839 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 5/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, VRE, STB, VIC, CTG, SHB, LPB, TPB, MSN, MSB. Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 13/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: MWG, HPG, MBB, SSI, FPT, TCB, GMD, DGC, KDH.
3. Điểm tích cực
• Điểm sáng hiếm hoi trong tuần vừa qua đến từ việc tổ chức nội và tự doanh quay trở lại mua ròng trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 483.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 679.1 tỷ đồng. Tự doanh mua ròng khớp lệnh 2000.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 15/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Dịch vụ tài chính. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, MBB, HPG, FPT, MWG, ACB, SSI, CTG, HDB, VNM.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 22 – 26/4:
1. Căng thẳng địa chính trị ở khu vực Trung Đông cùng với sức nóng của tỷ giá đã khiến thị trường Việt Nam trải qua tuần giao dịch “sóng gió” nhất trong vòng gần 2 năm qua. Đóng cửa tuần giao dịch 15 - 19/4, VN-Index ở mức 1,174.85 điểm, giảm 101.75 điểm (7,97%), xóa tan thành quả gần 3 tháng đầu năm. Đây là tuần giảm mạnh nhất của VN-Index kể từ tháng 5/2022.
2. Về kỹ thuật, Trong phiên giao dịch ngày 19/04/2024, VN-Index giảm điểm đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Falling Window và tiếp tục bám sát dải dưới (Lower Band) trong khi Bollinger Bands tiếp tục mở rộng chứng tỏ quá trình điều chỉnh vẫn chưa chấm dứt. Thêm vào đó, khối lượng giao dịch có sự gia tăng và vượt mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý bi quan của nhà đầu tư vẫn đang hiện hữu. Mặt khác, VN-Index đang test lại ngưỡng Fibonacci Projection 38.2% (tương đương vùng 1,160-1,175 điểm) trong bối cảnh ADX đang nằm trong vùng xám (20
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ