TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 19/08 – 23/08 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (16/08), chỉ số S&P 500 tiến 0.2% lên 5,554.25 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.21% lên 17,631.72 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 96 điểm (tương đương 0.24%) lên 40,659.76 điểm. Tuần qua, S&P 500 tiến gần 3.9%, ghi nhận tuần tốt nhất kể từ tháng 11/2023. Nasdaq Composite vọt 5.2%, còn Dow Jones tăng 2.9%.
2. Dow Jones đã “bốc hơi” 1,000 điểm và S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022 vào ngày 05/08, khi nhà đầu tư lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quá muộn để hạ lãi suất và nền kinh tế rơi vào suy thoái. Giao dịch tiền tệ của quỹ phòng hộ bị huỷ cũng góp phần làm tăng biến động trên thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã bắt đầu mua vào kể từ đó, với S&P 500 tăng 7 phiên liên tiếp khi các báo cáo kinh tế dập tắt lo ngại về suy thoái. Nasdaq Composite ghi nhận tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 11/2023. Vào ngày 16/08, khảo sát mới nhất của Đại học Michigan cho thấy tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ đã tăng mạnh hơn dự báo.
3. Giá dầu thô giảm sâu trở lại trong phiên ngày thứ Sáu (16/8), ít thay đổi trong tuần với giá dầu thô Brent giao dịch dưới 80 USD/thùng, do các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về tăng trưởng nhu cầu từ nhà nhập khẩu dầu hàng đầu Trung Quốc. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô Brent giảm 1,8% xuống 79,58 USD/thùng và giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 2% xuống 76,6 USD.
4. Chỉ số DXY giảm xuống ngưỡng 102.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ khi dữ liệu kinh tế trong tuần qua đã giúp xoa dịu thị trường với nhiều lo lắng. Dữ liệu doanh số bán lẻ công bố vào ngày 15/08 mạnh hơn nhiều so với dự báo, trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm. Cả 2 đều đưa ra bằng chứng cho thấy nỗi lo suy thoái kinh tế, nguyên nhân gây ra đợt bán tháo trên toàn cầu vào đầu tháng này, đã bị thổi phồng quá mức.
1. Diễn biến tuần giao dịch 12-16/8
• Tiếp nối xu hướng hồi phục của phiên thứ Sáu tuần trước, VN-Index tăng nhẹ trong hai phiên đầu tuần. Sau đó, các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật đã liên tiếp tăng điểm tuy nhiên nhà đầu tư tại Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng trong 2 phiên 14 và 15/8.
• Đến phiên thứ Sáu (16/8), khi chuỗi tăng điểm của thế giới lên đến 3 phiên kết hợp với nỗi lo suy thoái giảm bớt, thị trường chứng khoán Việt Nam đã xuất hiện phiên “bùng nổ theo đà”. VN-Index đóng cửa tuần tại mốc 1.252,23 điểm, tăng 28,59 điểm tương đương 2,34% so với tuần trước đó.
• Tính chung cả tuần, số phiên tăng nhiều hơn phiên giảm (3/5 phiên tăng), với lực mua và bán chủ động duy trì ở mức thấp trong hầu hết các phiên giao dịch (ngoại trừ phiên thứ Sáu khi mua chủ động vượt trội ngay từ đầu phiên giúp VN-Index tăng 28,67 điểm, đóng góp phần lớn vào mức tăng điểm chung của cả tuần).
• Điểm sáng giao dịch tuần qua đến từ việc nhà khối ngoại quay trở lại mua ròng sau 2 tuần liên tiếp bán ròng trước đó. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1.075,2 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 45.8 tỷ đồng.
• Bên cạnh đó, tổ chức nội không bao gồm tự doanh cũng trở lại mua ròng góp phần thúc đẩy thị trường tuần qua. Cụ thể, nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 828,7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 1156.7 tỷ đồng.
• Điểm trừ trong giao dịch tuần qua đến từ việc nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng khối lượng tương đối lớn. Cụ thể, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1596,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 980.6 tỷ đồng. Tuần qua tự doanh công ty chứng khoán cũng bán ròng 307,1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 221.9 tỷ đồng.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 19 – 23/8:
1. Thị trường chứng khoán giao dịch với xu hướng chính là giằng co trong tuần 12-16/8. Chỉ số chính dao động biên độ hẹp cùng thanh khoản sụt giảm mạnh phần nào phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Ngoại trừ phiên cuối tuần (16/8), thị trường bất ngờ chứng kiến sự bứt phá với điểm số tăng ấn tượng gần 29 điểm cùng lực cầu tích cực quay trở lại. Kết tuần, VN-Index tăng 28,59 điểm (+2,34%) so với tuần trước lên 1.252,23 điểm.
2. Về kỹ thuật, trong khung thời gian tuần (12-16/08/2024), VN-Index bật tăng mạnh và kịp thời hồi phục ở phiên giao dịch cuối cùng, khép lại chuỗi 5 tuần giảm điểm liên tiếp trước đó. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch cần vượt trên mức trung bình 20 tuần và vượt lên trên đường Middle của Bollinger Bands để đà tăng được củng cố. Mặt khác, chỉ số vẫn duy trì trên đường SMA 200 tuần. Nếu chỉ số tiếp tục giữ vững trên đường này thì triển vọng ngắn hạn sẽ càng lạc quan hơn.
3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Quán tính tăng điểm đang cao và có sự đồng thuận giữa các cổ phiếu thành phần từ vốn hóa lớn đến bé nên chỉ số VN-Index có thể tiếp tục tăng trong đầu phiên tuần 19/08. Tuy nhiên, gặp phải áp lực chốt lãi quanh 1,260 điểm là điều khó tránh khỏi và ngưỡng hỗ trợ hiện tại cho chỉ số sẽ là 1,230 điểm.
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư có thể trải mua các mã mục tiêu khi điều chỉnh về các vùng hỗ trợ gần.
Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!
https://zalo.me/g/ltzwam719 *** Tham gia room thảo luận chứng khoán
Liên hệ **** Zalo 0986735949 - Duy Chu
Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.
Chia sẻ thông tin hữu ích