Ảnh đại diện
TÓM TẮT THỊ TRƯỜNG TUẦN QUA VÀ NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN ( 11/11 – 15/11 )
Các thông tin trên thế giới như sau:
1. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu (08/11), chỉ số Dow Jones tăng 259.65 điểm (tương đương 0.59%) lên mức 43,988.99 điểm, sau khi có lúc vượt mốc 44,000 điểm trong phiên. S&P 500 tăng 0.38% lên 5,995.54 điểm, sau khi chạm ngưỡng 6,000 điểm - một cột mốc đáng nhớ khác. Nasdaq Composite tăng nhẹ 0.09% lên 19,286.78 điểm, nhưng cũng thiết lập mức cao kỷ lục trong phiên. Cả ba chỉ số đều kết thúc tuần ở mức đóng cửa cao nhất mọi thời đại.
2. Đây là một tuần hưng phấn của Phố Wall, phần lớn nhờ vào đà tăng mạnh mẽ trong ngày 06/11 sau khi ông Trump tái đắc cử. S&P 500 kết thúc tuần với mức tăng 4.66%, trong khi Dow Jones tăng 4.61%. Cả hai chỉ số đều ghi nhận tuần tăng điểm tốt nhất kể từ tháng 11/2023. Nasdaq thậm chí còn vượt trội hơn với mức tăng 5.74%, trong khi chỉ số Russell 2000 đại diện cho nhóm vốn hóa nhỏ tăng vọt 8.57%.
3. Giá dầu thô giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (8/11) do các nhà giao dịch cởi bỏ lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung kéo dài vì bão ở Vịnh Mexico của Mỹ, trong khi các gói kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc không gây ấn tượng với thị trường. Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu Brent giảm 2,29% xuống 73,9 USD/thùng và giá dầu WTI của Mỹ giảm 2,65% xuống 70,44 USD.
4. Chỉ số DXY giữ ở ngưỡng 104.x kết thúc tuần vừa qua.
Kết luận: Đa số các thị trường chủ chốt trên thế giới đều biến động tương đối tích cực trong tuần qua đặc biệt là thị trường Mỹ sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump, khi nhà đầu tư cân nhắc đợt hạ lãi suất mới nhất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Về thị trường Việt Nam:
1. Diễn biến tuần giao dịch 4-8/11
• Chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch khá biến động. Sau khi giảm mạnh phiên đầu tuần, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ vào thứ 4 (6/11) đã ảnh hưởng tích cực ở một số nhóm ngành như bất động sản KCN, công nghệ,... cũng như thị trường chung. Tuy nhiên, hiệu ứng về bầu cử ở Mỹ chỉ mang tính tạm thời khi hai phiên cuối tuần, VN-Index trở lại diễn biến điều chỉnh.
• Kết tuần, VN-Index giảm 2,33 điểm (-0,19%) so với tuần trước về 1.252,56 điểm. Giá trị khớp lệnh trên HOSE vẫn ở ngưỡng thấp, đạt trung bình hơn 11.500 tỷ đồng/phiên.
2. Điểm tích cực
• Bất chấp việc khối ngoại tiếp tục bán ròng quy mô lớn trên thị trường thì tự doanh công ty chứng khoán tiếp tục có tuần gom ròng thứ 5 liên tiếp. Cụ thể, tự doanh mua ròng 234,4 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 724,4 tỷ đồng.
• Điểm sáng giao dịch trong tuần qua còn đến từ việc cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng mạnh trên thị trường. Cụ thể, nhà đầu từ cá nhân mua ròng 991,2 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 1.189,1tỷ đồng qua kênh khớp lệnh.
3. Điểm tiêu cực
• Điểm trừ trong giao dịch tuần qua đến từ việc khối ngoại tiếp tục xả ròng mạnh tạo áp lực lên thị trường. Cụ thể, dòng vốn ngoại tiếp tục giảm mạnh giao dịch nhưng vẫn duy trì đà bán ròng với tổng giá trị 3.640 tỷ đồng. Tâm điểm của dòng tiền xả hàng tập trung vào cặp đôi cổ phiếu lớn VHM và MSN, góp phần lớn vào áp lực bán trong tuần, tuy nhiên quy mô xả ròng của khối này đã giảm hơn một nửa so với tuần trước đó.
Kết luận – Dự báo thị trường tuần 11 – 15/11:
1. Thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến điều chỉnh và hồi phục trong tuần 4-8/11. Sự suy yếu và không đồng thuận ở nhóm cổ phiếu trụ cột khiến VN-Index mất đi điểm tựa vào đầu tuần. Tuy nhiên lực cầu bắt đáy dần tham gia chủ động hơn giúp thị trường tìm được điểm cân bằng quanh vùng 1.242 điểm. Kết tuần, VN-Index giảm 2,33 điểm (-0,19%) so với tuần trước xuống 1.252,56 điểm.
2. Về kỹ thuật, trong phiên giao dịch ngày 08/11/2024, VN-Index giảm điểm sau khi test lại đường SMA 100 ngày kèm theo khối lượng có sự gia tăng so với phiên trước cho thấy tâm lý không mấy lạc quan của nhà đầu tư. Hiện tại, chỉ số đang kiểm tra lại đường SMA 200 ngày trong bối cảnh chỉ báo Stochastic Oscillator tiếp tục phục hồi sau khi cho tín hiệu mua trong vùng quá bán (oversold). Nếu chỉ báo vượt lên khỏi vùng này trong các phiên tới thì triển vọng phục hồi có thể quay trở lại.
3. Kịch bản có thể xảy ra trong tuần tới: Với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn có xác suất điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 1.242 và sideway tích lũy trước khi xác nhận xu hướng rõ ràng hơn.
Hành động của chúng ta:
Em cho rằng, trong giai đoạn này, em khuyến nghị nhà đầu tư quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá trạng thái thị trường. Hiện tại, độ ổn định của thị trường thấp và rủi ro tiềm ẩn nên nhà đầu tư cũng cần cân nhắc quản trị danh mục hợp lý, tránh rơi vào trạng thái quá mua.
Watchlist tuần tới: FRT, FPT, VND, NTL, GVR,KDH, KBC, PDR, HDC.
Báo cáo chiến lược đầu tư 2024 được em ghim trong nhóm tín hiệu đầu tư.
==============
Tải app *** SmartOne để mở tài khoản với ID C200 để tham gia nhóm tín hiệu đầu tư
Bấm vào ĐÂY để có thể mở tài khoản số đẹp tại VPS!
https://zalo.me/g/ltzwam719 *** Tham gia room thảo luận chứng khoán
Liên hệ **** Zalo 0986735949 - Duy Chu
Để tham gia room khách hàng đầu tư và nhận tư vấn cụ thể thời điểm mua bán các mã cổ phiếu tiềm năng.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ