Ảnh đại diện
Tin buổi sáng-10/1/2022
1. THÔNG TIN VĨ MÔ
• Duy trì zero Covid, doanh số bán lẻ Trung Quốc tiếp tục suy yếu
Doanh số bán lẻ tháng 12 của Trung Quốc chỉ tăng 3.8% so với cùng kỳ, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang ngày càng hứng chịu áp lực suy yếu. Với việc là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới duy trì chính sách zero Covid, không chỉ hoạt động bán lẻ bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay vận tải tại Trung Quốc cũng không thể hoạt động tối đa công suất.
Tình hình còn có thể tồi tệ hơn nếu biến chủng Omicron, vốn có độ lây nhiễm cao hơn, xuất hiện tại một “zero Covid Trung Quốc.” Việc PBOC quyết định giảm lãi suất khi toàn cầu đã và đang chuẩn bị tăng lãi suất là tín hiệu Trung Quốc có thể bước sang giai đoạn hồi phục kinh tế nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng.
• Fed sẵn sàng nâng lãi suất ngay tháng 3 để kiểm soát lạm phát
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang nghiêm túc cân nhắc việc nâng lãi suất ngay sau khi kết thúc quá trình mua lại trái phiếu chính phủ vào đầu tháng 3, thay vì đợi đến hết quý II để nâng lãi suất trở lại như kế hoạch ban đầu khi lạm phát đang tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1982. Trước đó, Fed đã đẩy tốc độ mua lại tài sản từ 15 – 20 tỷ USD/tháng gấp đôi lên 30 – 40 tỷ USD/tháng để sớm kết thúc quá trình nới lỏng định lượng.
Fed cho thấy sự linh hoạt khi mua lại tài sản nhanh hơn nhằm mở đường cho việc tăng lãi suất sớm nhất vào cuối quý I năm 2022. Thị trường tài chính Mỹ sẽ biến động mạnh hơn khi thời kỳ lãi suất giảm kéo dài từ 2019 chấm dứt, dẫn đến khả năng dịch chuyển của dòng tiền sang các loại tài sản khác sau khi tăng lãi suất thành công nhằm ổn định nền kinh tế và lạm phát.
• Đề xuất gói hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu Covid-19 lên tới 350,000 tỷ đồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa và tiền tệ trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội hậu Covid-19 trong kỳ họp Quốc hội bất thường. Cụ thể, gói hỗ trợ kinh tế quy mô lên tới 350,000 tỷ đồng, tương đương với gần 15 tỷ USD. Trong đó, gói giải pháp tài khóa lên tới 291,000 tỷ đồng, với 240,000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.
• Thu hút vốn FDI năm 2021 đạt 31.15 tỷ USD
Theo số liệu của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT), vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2021 đạt 31.15 tỷ USD, tăng 9.2% so với năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 19.7 tỷ USD.
Trong bối cảnh nền kinh tế giảm 6.7% trong quý III do dịch Covid-19 kèm theo tình trạng lực lượng lao động rời bỏ thành thị do diễn biến dịch phức tạp, việc vốn FDI tiếp tục nhận thêm 15.2 tỷ USD đăng ký mới cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng kinh tế của Việt Nam. Với việc Trung Quốc duy trì chính sách zero Covid làm gián đoạn các hoạt động sản xuất và vận tải, Việt Nam càng trở thành điểm sáng nhờ vị trí địa lý thuận lợi, các chính sách thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài, và nhân công giá rẻ.
Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn nhờ xu hướng “Trung Quốc +1”, và sự tăng trưởng của dòng vốn FDI sẽ là động lực phát triển cho các nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khu công nghiệp.
2. LÃI SUẤT, TIỀN TỆ & NGÂN HÀNG
• Tăng trưởng tín dụng đến 22/12 tăng mạnh lên 10.1%
Đến ngày 22/12/2021, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 12,68% so với cuối năm 2020 - tăng thêm 3.96 điểm phần trăm trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ mức 8,72% hôm 29/10.
Năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12% nhưng trên thực tế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn cũng như thực hiện các chương trình kéo dài thời gian trả nợ và cho vay mới, Ngân hàng Nhà nước đã nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%.
Trong bối cảnh lạm phát vẫn được kiểm soát, Ngân hàng Nhà nước có khả năng sẽ giữ ổn định chính sách của mình để hỗ trợ các nỗ lực phục hồi nền kinh tế.
• Các tổ chức tín dụng và chuyên gia kinh tế đồng thuận dự báo xu hướng gia tăng lạm phát trong 2022
Theo kết quả điều tra của Ngân hàng Nhà nước về kỳ vọng lạm phát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các chuyên gia kinh tế cho thấy các tổ chức/chuyên gia đồng thuận dự báo xu hướng lạm phát sẽ gia tăng trong năm 2022 và 2023. Cụ thể theo các tổ chức tín dụng và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam, bình quân CPI năm 2022 so với bình quân năm 2021 tăng 3.25%. Còn theo các chuyên gia, con số là 3.47% ở năm 2022 và 3.79% ở năm 2023.
Cho đến thời điểm hiện tại, lạm phát là một trong những rủi ro tiềm ẩn trọng yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đà tăng trưởng và hồi phục kinh tế sau dịch. Mặc dù NHNN có định hướng ổn định chính sách tiền tệ, để hỗ trợ đà phục hồi cho nền kinh tế. Tuy nhiên trong trường hợp lạm phát không thể kiểm soát ở mức độ hợp lý thì một số chính sách thắt chặt như: tăng lãi suất, hạn chế các chương trình kích thích phục hồi kinh tế, kiểm soát tăng trưởng tín dụng có thể được áp dụng để kiểm soát đà tăng của lạm phát.
3. KÊNH CỔ PHIẾU
• Chu kỳ kinh doanh mới với doanh nghiệp xây dựng khi hạ tầng được quan tâm trong khi dòng vốn FDI và thị trường BĐS hồi phục là cơ hội với doanh nghiệp xây dựng, nhưng cần theo dõi thêm với biến động giá nguyên liệu và nhân công
- Đầu tư công bắt đầu giai đoạn mới từ năm 2020 với vốn giải ngân thực tế cao gấp hơn 2 lần trung bình giai đoạn 2016-2018. Do ảnh hưởng của phong tỏa 2021, vốn giải ngân đầu tư công dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022, với vốn kế hoạch lên đến hơn 500,000 tỷ đồng. Chi phí xây dựng thường chiếm 55-70% tổng mức đầu tư của các dự án hạ tầng  ngành xây dựng hạ tầng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới.
- Dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do 1) căng thẳng địa chính trị – kinh tế Mỹ – Trung Quốc 2) hạ tầng giao thông Việt Nam được cải thiện 3) yếu tố sản xuất đầu vào (nhân công, giá điện, chi phí đất,…) cạnh tranh so với các nước khu vực. Việc cấp phép hàng loạt các dự án KCN từ 2020-2021 là một trong các biểu hiện rõ nét của nhu cầu đất sản xuất. Bất động sản hồi phục mở ra cơ hội lớn với các doanh nghiệp xây dựng dân dụng. Có thể thấy qua giá trị hợp đồng ký kết (backlog) của ông lớn HBC, CTD tăng mạnh so với giai đoạn 2019-2020. Giá trị backlog chính là doanh thu của công ty xây dựng trong năm tiếp theo.
- Nguồn cung thép thế giới dự báo suy giảm do nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới là Trung Quốc áp dụng các biện pháp siết chặt về môi trường với ngành sản xuất ô nhiễm trong đó có thép. Giá thép Việt Nam đã tang mạnh trong năm 2020 – 2021 và dự báo sẽ khó giảm sâu do nhu cầu thép xây dựng lớn từ các dự án hạ tầng. Giá các vật liệu đầu vào khác như xi măng, cát đá, xăng cũng có mức tăng đáng kể (tùy từng khu vực). Chi phí nguyên vật liệu theo ước tính chiếm khoảng 60-70% chi phí xây dựng. Với đà tang giá của vật liệu xây dựng có thể dẫn đến biên gôp các doanh nghiệp xây dựng sẽ khó tăng. Lao động ở các tỉnh về quê cùng với chi phí phòng dịch có thể làm tăng chi phí nhân công trong cơ cấu giá thành của doanh nghiệp xây dựng.
4. KÊNH TÀI SẢN KHÁC
• Đồng Nai loại bỏ dự án treo khỏi quy hoạch
Thanh tra Chính phủ (TTCP) thực hiện kiểm tra xong và đưa kết luận về quản lý, sử dụng và đầu tư đất tại Đồng Nai.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số tồn tại, hạn chế và Đồng Nai cho biết trong các biện pháp khắc phục sẽ có việc loại hoan 250 dự án treo ra khỏi quy hoạch
Trong năm 2021 tỉnh Đồng Nai cũng đã hủy 170 dự án với diện tích 870 ha.
Tháo gỡ nguồn cung cho thị trường bất động sản Đồng Nai, thu hút them nguồn vốn đổ vào thị trường.
• Giá quặng sắt tăng trơ lại
Giá quặng sắt giao ngay tới các tỉnh phía Bắc Trung Quốc tăng 25% trong 3 tuần qua, giao dịch tại giá 108 USD/tấn, thấp hơn so với giá đỉnh 235 USD.
Trung Quốc tiêu thụ 70% nguồn cung quặng sắt thế giới.
Việc gia tăng tích trữ khi giá quặng thấp kỷ lục có thể là nguyên nhân dẫn đến giá quặng tăng.
Lượng nhập khẩu quặng sắt tăng, tuy nhiên các nguyên liệu khác không tăng.
Xu hướng cắt giảm nguồn cung thép ở Trung Quốc sẽ còn kéo dài, đà tăng của quặng sắt có thể sẽ mang tính tạm thời.
• Đầu tư trái phiếu cùng dự án điện gió lớn nhất Đông Nam Á
Trend năng lượng sạch trên quy mô toàn thế giới. Việt Nam định hướng điện gió, mặt trời chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn phát điện đến năm 2045 (42%) 2020 (23%).
Trung Nam là nhà phát triển hàng đầu về NLTT Việt Nam, tài sản 2.3 tỷ USD, tương đương GDP của tỉnh Nam Định. Là một trong số ít nhà đầu tư có thể tự thi công hạ tầng và nhà máy điện. Có lợi thế về đàm phán với nhà cung cấp thiết bị điện.
Nhằm tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và huy động vốn cho dự án năng lượng tái tạo đầy tiềm năng nhà máy điện gió Ea Nam, Trung Nam Group đã phát hành các mã trái phiếu với các kỳ hạn 1 năm, 7 năm, 9 năm phù hợp với nhu cầu đa dạng của NĐT.
Tài sản đảm bảo có giá trị lớn, hơn 130% giá trị phát hành là dự án điện gió lớn nhất ĐNá đã hoàn thiện pháp lý ký hợp đồng mua bán điện. Khi tham gia NĐT sẽ nhận được lợi suất đầu tư lên đến 9.3 – 9.7%/năm, cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Vốn đầu tư tối thiểu 100tr đồng.
Nguồn: [DCALL-Market Call]– Podcast VNDIRECT
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ