menu
24hmoney

Bài của Phê

Ảnh đại diện
Tiếp nối bài trước: Hãy làm đúng việc
Đối với nhà đầu tư tăng trưởng, hầu hết mọi người đều biết CANSLIM là viết tắt của 7 yếu tố cơ bản cấu thành nên một siêu cổ phiếu. Nhưng liệu bạn có tự hỏi, điều gì là quan trọng nhất trong 7 yếu tố này. Làm thế nào để săn đón, tìm kiếm được những siêu cổ phiếu khi nó không có đủ các yếu tố trên. Cùng phân tích từng yếu tố một để tìm hiểu xem, điều gì là quan trọng nhất.
C = Lãi ròng trên mỗi cổ phần quý hiện tại (Current Earning Per Share)
EPS của quý hiện tại tăng trưởng 20-25% so với quý cùng kỳ, điều này là yếu tố trực tiếp khiến cho NĐT chú ý vì nó sẽ giúp định giá của CP tăng lên nhanh chóng. Điều cần quan tâm nữa là EPS các quý tiếp theo cũng được dự báo tăng trưởng cao.
A = Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm (Annual Earning Increases)
Tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ đúng nếu như công ty này là một công ty tăng trưởng đều, nhưng nếu đó là một công ty tái cấu trúc thành công, thì kết quả kinh doanh của những năm trước có thể sẽ không đạt tiêu chí.
N = Những thông tin mới về công ty như sản phẩm mới, ban lãnh đạo mới, đỉnh giá mới... (New Products, New Management, New highs).
Thực tế cho thấy các siêu cổ phiếu đều có yếu tố này, yếu tố này chính là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty tăng trưởng, EPS các quý tiếp theo tăng trưởng. Một ban lãnh đạo mới giúp tái cấu trúc công ty, sản phẩm mới, thị trường mới giúp công ty thay đổi chiến lược kinh doanh và gặt hái thành công, hay một sóng ngành giúp công ty hưởng lợi mà tăng trưởng đột biến... Yếu tố này là yếu tố đứng đằng sau chữ C đầu tiên.
S = Quan hệ cung cầu của cổ phiếu (Supply and Demand).
Yếu tố này mang tính kỹ thuật, khi cổ phiếu có sự quan tâm, khối lượng giao dịch nhiều hơn giúp cổ phiếu có cơ hội tăng giá.
L = Xem xét vai trò của cổ phiếu đó trên thị trường là cổ phiếu “dẫn đầu” hay chỉ là cổ phiếu “đội sổ” (leader/laggard).
Yếu tố này mang tính kỹ thuật, trong thị trường uptrend các siêu cổ phiếu thường tăng mạnh hơn thị trường chung , thị trường downtrend siêu cổ phiếu giảm ít hơn hoặc đi ngang.
I = Sự quan tâm của các tổ chức, định chế tài chính lớn đến cổ phiếu (Institutional Sponsorship)
Sự quan tâm của các tổ chức bằng việc các quỹ, cổ đông lớn mua vào, tuy nhiên bạn có tự hỏi liệu họ có mua bán ẩn danh không, có chứ, vậy làm sao để biết, thực sự các tổ chức lớn đang quan tâm đến cổ phiếu.
Vâng bằng cách nhìn vào dấu chân của họ, chính là dòng tiền thông minh, hay khối lượng giao dịch tăng đột biến. Nếu sau khi có kết quả kinh doanh đột biến, dòng tiền tăng gấp rưỡi, gấp đôi càng nhiều so với mức trung bình 30 tuần trước đó. Thì bạn đúng rồi đó.
M = Xu hướng thị trường (Market Direction)
Xu hướng là bạn, đừng chống lại xu thế. Trong thị trường downtrend dù có là siêu cổ phiếu thì 85% số chúng sẽ giảm giá, còn lại đi ngang chứ không vượt đỉnh đâu. Vì thế điều đầu tiên trong kế hoạch giao dịch của bạn phải là thị trường chung đang là thị trường bò hay gấu, rồi mới xác định mua bán cổ phiếu nào.
Như vậy 7 tiêu chí của William O'Neil
Tôi có thể tóm tắt thành 3 tiêu chí chính, vừa kết hợp yếu tố cơ bản và kỹ thuật giúp bạn và tôi tìm kiếm được siêu cổ phiếu, (theo thứ tự quan trọng giảm dần).
Yếu tố 1: Xu hướng thị trường (Market Direction)
Bạn phải biết phân tích các biến số vĩ mô (lạm phát, lãi suất, GDP...) để biết được dòng tiền có đang đổ vào thị trường chứng khoán không?
Phân tích các nhóm ngành kinh tế, xem nhóm ngành đang có tiềm năng tăng trưởng... nó là yếu tố trợ lực cho các công ty trong ngành. Dù trong thời kỳ suy thoái thì vẫn có nhóm ngành ăn nên làm gia.
Phân tích biểu đồ chỉ số thị trường chung VNINDEX để xem xu hướng trung và dài hạn, thị trường đã tạo đáy dài hạn chưa?
Yếu tố 2: Yếu tố mới của công ty (News)
Tái cấu trúc, hưởng lợi từ chính sách nhà nước, chu kỳ ngành... các yếu tố này là động lực trực tiếp giúp EPS quý tăng trưởng, giúp dễ dàng dự báo EPS quý tiếp, năm tiếp theo.
Yếu tố này càng rõ ràng, truyền thông càng dễ nhận biết càng tốt, nó mới giúp cho siêu cổ phiếu thăng hoa.
Nếu một công ty không có điều gì mới, mà tốc độ tăng trưởng vẫn trưởng cao, nó đơn thuần chỉ là một cổ phiếu tăng trưởng bằng nội tại, thì rất đáng quan tâm vì trong một cơn sóng thần nó sẽ hút dòng tiền và tăng khủng khiếp.
Yếu tố 3: Quan hệ cung cầu (Supply and Demand)
Nội bộ có đang mua vào, cổ đông lớn đang có động thái gì, các quỹ họ có quan tâm không? những điều này đã có trên mặt báo. Tuy nhiên có điều tinh tế hơn, mà bạn phải tập và rèn luyện là quan sát cảm nhận dòng tiền liệu có đang chuyển sang cổ phiếu bạn quan tâm không?
Yếu tố 4: Mạnh hơn thị trường (Leader)
Chắc chắn rồi, một siêu cổ phiếu phải có đường đi giá nổi bật, mọi tin tức đều phản ánh vào giá, biểu đồ đáng giá hơn bản tin ngoài kia. Tôi muốn bạn quan tâm đến yếu tố này trước khi bắt đầu giao dịch, nếu cổ phiếu bạn mua không phải là mạnh nhất trên thị trường thì cũng không nên là một cổ phiếu đi ngược xu hướng hay giá đi quá yếu ớt.
Những điều tôi chia sẻ trên với các bạn có thể tóm gọn là "Tầm soát cổ phiếu" . Tìm kiếm, lựa chọn được siêu cổ phiếu khi thoả mãn 4 yếu tố (thay vì 7 yếu tố).
Hi vọng những điều chia sẻ này sẽ giúp ích các bạn.
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ