menu
24hmoney

Bài của Trịnh Duy Kiên

Pro
Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơn gió mùa lạnh!
Dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Lợi thế về ưu đãi thuế của Việt Nam là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng FDI qua các năm, nhưng lợi thế này đang đứng trước nguy cơ biến mất khi Thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng kể từ năm 2024. Đây sẽ là “cơn gió mùa đông” làm chậm lại tốc độ tăng trưởng FDI, nhưng cũng là một “làn gió mới” đem đến những cơ hội mới.
Thuế tối thiểu toàn cầu là gì?
Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) là loại thuế đánh vào các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia có doanh thu lớn, nhưng lại đầu tư vào những nước có mức thuế suất thấp nhằm trốn thuế, tiềm ẩn nguy hại về cạnh tranh không lành mạnh.
Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phải chịu thuế thu nhập ít nhất là 15%.
Lợi thế về ưu đãi thuế Việt Nam dần biến mất
Trước đây Việt Nam đã áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các ưu đãi thuế này giúp cho thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế của các doanh nghiệp FDI chỉ là 12,3%, thậm chí một số tập đoàn lớn chỉ chịu mức thuế là 2,75%-5,95%.
Khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng, các công ty đa quốc gia lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ phải nộp bổ sung phần chênh lệch so với mức thuế 15% cho quốc gia nơi đặt trụ sở chính, do đó, lợi ích từ ưu đãi thuế trước đây mà họ được hưởng/có thể được hưởng ở Việt Nam sẽ không còn hoặc bị giảm đi đáng kể.
Sự hấp dẫn về thuế khi đầu tư vào Việt Nam với những “ông lớn” FDI không còn nữa, và vì vậy có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của họ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Tình hình nguồn vốn FDI
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2023 ước đạt 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua. Trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 16,67 tỷ USD, chiếm 82,3% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 1,21 tỷ USD, chiếm 6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 982,6 triệu USD, chiếm 4,9%.
Thuế tối thiểu toàn cầu: Cơn gió mùa lạnh!. Dòng vốn FDI là động lực tăng trưởng lớn cho nền kinh tế  ...
Việt Nam thu hút FDI không chỉ nhờ ưu đãi thuế!
Ngoài ưu đãi thuế, Việt Nam còn nhiều lợi thế khác để thu hút FDI như:
Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra kể từ khi Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do, song phương với các quốc gia EU. Kế tiếp là các mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, Nhật Bản,… và càng tăng cường khi các quốc gia này áp dụng chiến lược Trung Quốc+1.
Lợi thế nhờ môi trường địa chính trị ổn định, không chịu ảnh hưởng nhiều từ các xung đột chính trị trên thế giới.
Nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề cao, chi phí nhân công thấp.
Những cơ hội mới
Cơ hội thoát khỏi cuộc cạnh tranh về đáy và cũng tạo lợi thế trong dài hạn. Các chính sách thuế (giảm, hoãn, miễn thuế) chỉ là lợi thế về trước mắt, hay còn gọi là “cuộc cạnh tranh xuống đáy”. Đây là cơ hội để Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao thay thế cho ưu đãi thuế, hoàn thiện và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút FDI.
Cơ hội giúp Việt Nam có thêm một khoản thu ngân sách nhất định để có thêm nguồn lực để thực hiện hỗ trợ kinh tế dưới các hình thức khác. Góp phần hạn chế các hiện tượng trốn, tránh thuế hay chuyển giá… của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam chống thất thu ngân sách, hao hụt tài sản quốc gia.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ