menu
24hmoney

Bài của Long

Ảnh đại diện
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Việt Á
Tên tiếng Anh: Vietnam - Asia Commercial Joint Stock Bank
Mã chứng khoán:VAB (niêm yết sàn UPCOM)
Địa chỉ: Tầng 4 và 5 tòa nhà Samsora Premier - Số 105 Chu Văn An - P. Yết Kiêu - Q. Hà Đông - Tp. Hà Nội
Người công bố thông tin: Mr. Nguyễn Hồng Hải
Điện thoại: (84.24) 3933 3636
Fax: (84.24) 3933 6426
Email:hcqt@vietabank.com.vn
Website:http://www.vietabank.com.vn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á là một trong những ngần hàng trẻ tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức tài chính đã hoạt động lâu năm trên thị trường tiền tệ, tài chính Việt Nam: Công ty Tài chánh cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Đà Nẵng.
Hiện tại, VAB đã có trên 500000 khách hàng cá nhân và khoảng trên 10000 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của VAB. VAB đã thiết lập một hệ thống dịch vụ toàn diện nhằm đáp ứng các nhu cầu da dạng của khách hàng gồm dịch vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp và các tổ chức khác,dịch vụ tài cá nhân. Đồng thời, VAB cũng phát triển các kênh giao dịch điện tử internet banking, mobile banking, hỗ trợ thanh toán hóa đơn và thanh toán qua các website bán hàng trên mạng trên thị trường Việt Nam
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
**** Điểm hấp dẫn nhà đầu tư
1. Tổng tài sản đạt hơn 101000 tỷ (tăng 16,8% so với năm 2020). Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt gần 70000 tỷ (tăng 14,8% so với năm 2020, đạt 105% kế hoạch). Cho vay khách hàng gần 55000 tỷ (tăng 12.6% so với năm 2020 và đạt 98% kế hoạch).
2. Quý 4/2021, thu nhập lãi thuần từ hoạt động chính đạt 560 tỷ, tăng 220% so với cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021 đạt hơn 1500 tỷ, tăng 18,4% so với năm trước đó. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lũy kế cả năm tăng 147%, hoạt động đầu tư tài chính cũng ghi nhận tăng trưởng 585% so với năm 2020.
3. Đã xử lý tốt một phần khoản nợ đã mua lại từ VAMC, trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng đã giảm 289 tỷ so với năm 2020, nợ xấu ở mức 1,86% (giảm 0,44% so với năm 2020).
4. Chi phí huy động bình quân giảm giúp ngân hàng tiết kiệm gần 550 tỷ vào chi phí vốn. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 của VAB đạt 844 tỷ (tăng 107% so với năm 2020, trong khi các năm 2018, 2019, 2020 tăng trưởng lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 23,6% 83,2% và 44,7% ) và đã vượt 28% chỉ tiêu so với kế hoạch năm.
5. Chi phí tín dụng năm 2021 giảm còn 0,9% (trong khi đó chi phí tín dụng năm 2020 là 1,6%)
6. Được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s xếp hạng tín nhiệm B2 và đánh giá triển vọng ổn định.
7. Đã được ngân hàng nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm 950 tỷ bằng hình thức phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận sau thuế để lại chưa phân phối đến thời điểm 31/12/2020 theo phương án tăng vốn điều lệ.
8. Tiếp tục triển khai các dự án chiến lược như từng bước số hóa ngân hàng hiện hữu, nâng cao trải nghiệm khách hàng, nâng cấp Core banking để đáp ứng cho chiến lược chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn năm năm từ 2020-2025.
9. Lọt top 3 ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao nhất ngành trong quý 3/2021.
**** Điểm lo ngại cho nhà đầu tư
1. Liên tục có các hoạt động bán tháo cổ phiếu: CCI thông báo bán xong 1.9 triệu cp VAB trong thời gian 13/01-11/02/2022, giảm sở hữu tại đây từ 6.03 triệu cp (1.12%) xuống còn 4.13 triệu cp (0.77%). Trước đó, CCI đăng ký bán ra 2 triệu cp VAB nhưng do giá giao dịch không đạt mức kỳ vọng nên CCI chỉ thực hiện được 95% khối lượng đăng ký. Trong thời gian CCI thực hiện giao dịch, giá cổ phiếu VAB lình xình quanh mức 14,000-15,800 đồng/cp. Chiếu theo giá đóng cửa phiên 11/02 là 15,800 đồng/cp, ước tính CCI thu được hơn 30 tỷ đồng sau khi thoái bớt vốn tại đây.
2. Rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn. Trong khi, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, nhất là trong điều kiện chính sách tiền tệ đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua.
3. Dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Cụ thể là khó khăn như vòng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng nợ xấu đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng ở mức 7,31%).
4. Mở rộng quy mô tín dụng và thái quá các chính sách hỗ trợ thông qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất) nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong trung-dài hạn.
5. Thị trường chứng khoán có bước phát triển nhưng việc cung ứng vốn cho nền kinh tế (đặc biệt vốn trung dài hạn) vẫn chủ yếu từ hệ thống ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, rủi ro thanh khoản (huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn), kéo theo sức ép và rủi ro lên hệ thống tổ chức tín dụng. Ngoài ra, việc kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (thực chất đã biến các khoản cho vay ngắn hạn thành trung dài hạn cũng như tạm thời không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng) cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống ngân hàng trong trung hạn.
6. Chuyển đổi số đang đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều thách thức, đòi hỏi sự đồng bộ và phù hợp của các quy định và hành lang pháp lý hiện hành để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và các ứng dụng chuyển đổi số.
**** Định giá cố phiếu: 18000-19000vnđ/cổ phiếu.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Giá đóng cửa ngày 4/3/2022 ở mức 14600vnđ/cổ phiếu. Trước đó giá phản ứng tại vùng hỗ trợ kỹ thuật ở điểm giá 14100-14200vnđ/cổ phiếu. Theo nguyên tắc bảo toàn nến thì tại khung H4 thì 10 cây nến gần nhất được hồi quy thành bộ nến “kick out” tăng giá. Vùng cần quan tâm từ 14600-14540.
Rủi ro khi nến ngày đóng cửa dưới 14000.
Lưu ý: tất cả nhận định trong bài viết này đều mang tính chủ quan, nó không phải là lời khuyên đầu tư. Nhà đầu tư nên thận trọng với các quyết định của bản thân trên thị trường.
NGUỒN, THÔNG TIN SỐ LIỆU LIÊN QUAN TỚI BÀI VIẾT
1.Báo cáo tài chính
https://vietabank.com.vn/nha-dau-tu/bao-cao-tai-chinh.html
2. CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi - người có liên quan đến Phó Chủ tịch HĐQT - đã bán 1900000 cổ phiếu
https://www.stockbiz.vn/News/2022/2/15/1098193/vab-ctcp-dau-tu-phat-trien-cong-nghiep-thuong-mai-cu-chi-nguoi-co-lien-quan-den-pho-chu-tich-hdqt-da-ban-1-900-000-cp.aspx
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Việt Á. Tên tiếng Anh: Vietnam - Asia Commercial  ...
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Việt Á. Tên tiếng Anh: Vietnam - Asia Commercial  ...
Nhà đầu tư lưu ý
3 Yêu thích
7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ