menu
24hmoney

Bài của Positive Flow

Pro
THẤY GÌ TỪ VIỆC MWG, HPG TẠM DỪNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ?
---------------------------------------
🔥 Liên tiếp trong thời gian vừa qua, 2 ông lớn top đầu là Hòa Phát (HPG) và Thế giới Di động (MWG) lần lượt thông báo tạm dừng lò cao và tạm dừng mở rộng chuỗi cửa hàng. Kết quả kinh doanh của HPG và MWG trong Quý 3, cũng như tháng 10 đều cho thấy rõ sự chậm lại của hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lỗi. Cả 2 ông lớn này đều đã có những động thái PHÒNG THỦ khi tạm dừng một phần hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, tối ưu hoạt động khi dự kiến doanh thu, sản lượng sụt giảm thời gian tới. (Hình 1)
THẤY GÌ TỪ VIỆC MWG, HPG TẠM DỪNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ?. ---------------------------------------.  ...
HPG là đại diện cho ngành Thép, đầu vào cho ngành Công nghiệp và Xây dựng. Trong khi đó MWG cũng là đại diện đứng đầu của ngành Bán lẻ tiêu dùng. Ngành Công nghiệp cũng như Bán lẻ đều là các chỉ báo quan trọng cho Kinh tế cũng như Thị trường Chứng khoán. Và cả 2 chỉ báo này đều cho thấy dấu hiệu của sự giảm tốc kinh tế Việt Nam cũng như thế giới trong thời gian tới.
---------------------------------------
DẤU HIỆU TỪ VĨ MÔ
Dữ liệu vĩ mô tháng 10/2022 đã cho thấy Việt Nam không đứng ngoài xu hướng của kinh tế toàn cầu, khi cả ngành sản xuất và tiêu dùng đều không còn quá tích cực dưới áp lực lạm phát cũng như tác động từ các yếu tố quốc tế. Bên cạnh đó, biến động trên thị trường tiền tệ, trái phiếu và tỷ giá khiến DN chịu càng nhiều rủi ro hơn.
⭐️ Đối với sản xuất:
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 10 tăng nhẹ 6.3% so với cùng kỳ, nhưng một số ngành hàng chính giảm mạnh như sắt thép (-15.3%), điện thoại (-5.1%), tivi (-1.4%)… Ngoài ra Chỉ số quản lý thu mua (PMI) cũng giảm xuống 50,6 với lượng đơn đặt hàng mới giảm xuống mức thấp nhất trong 13 tháng do nhu cầu thấp hơn.
Chi phí đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh của DN tại các thị trường quốc tế. Sức ép này đến từ các yếu tố như giá nhiên liệu thế giới bị đẩy lên, đồng USD tăng mạnh, rủi ro gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu khi Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách Zero COVID. (Hình 2)
THẤY GÌ TỪ VIỆC MWG, HPG TẠM DỪNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ?. ---------------------------------------.  ...
Không chỉ VN, chỉ số PMI toàn cầu và nhiều khu vực như ASEAN, Eurozone, Mỹ, Úc cũng giảm do lo ngại suy thoái và áp lực lạm phát. Đặc biệt, PMI của Thái Lan và Singapore xuống mức dưới mức 50 điểm ở tháng thứ 2 liên tiếp. Điều này cho thấy sự thu hẹp sản xuất và sự yếu đi trong điều kiện kinh doanh của 2 quốc gia này.
⭐️ Đối với tiêu dùng:
Dữ liệu tiêu dùng nội địa cũng phần nào cho thấy sự chậm lại, mặc dù chưa thật sự rõ ràng như lĩnh vực thương mại và sản xuất. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 10 tăng 17,1% so với cùng kỳ, giảm mạnh từ con số 36,1% trong tháng 9. Tính chung 10 tháng 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4,644 nghìn tỷ đồng, tăng 20.2% cùng kỳ.
Mức tăng trưởng cao này có tác động không nhỏ bởi yếu tố tăng giá của hàng hóa tiêu dùng (nếu loại trừ yếu tố giá chỉ còn tăng 16.1%). Trong khi đó, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa mới chỉ đạt được 83.2% so với điều kiện bình thường không có dịch. (Hình 3)
THẤY GÌ TỪ VIỆC MWG, HPG TẠM DỪNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ?. ---------------------------------------.  ...
⭐️ Về Xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạch XNK hàng hóa trong tháng 10 đạt 58.3 tỷ USD, tương đương với tháng trước và tăng 5.9%YoY. Đây là tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ thấp nhất kể từ tháng 10/2021 cho thấy hoạt động thương mại hàng hóa đang co hẹp lại, đặc biệt là nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực trong nước. Trong đó, một số hàng hóa có kim ngạch XK có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây đáng chú ý như dệt may, sắt thép các loại và gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Dự kiến thị trường XK của VN sẽ tiếp tục gặp khó và có thể ghi nhận tăng trưởng âm trong giai đoạn cuối năm nay và đầu năm 2023 bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.
---------------------------------------
DOANH NGHIỆP GẶP NHIỀU THÁCH THỨC
Trước tình hình đó, nhiều Doanh nghiệp đã chủ động giảm quy mô sản xuất, kinh doanh nhằm hạn chế chi phí, tối ưu hóa bộ máy, giảm thiểu vay nợ nhằm chuẩn bị cho các rủi ro có thể xảy ra.
📌 Ngành Thép, chứng kiến việc nhiều DN thép báo cáo KQKD lỗ Quý 3 do sản lượng bán hàng trong và ngoài nước sụt giảm, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Hòa Phát đã chủ động đóng 2 lò cao ở Dung Quất và 2 lò cao ở Hải Dương, dự kiến đóng thêm 1 lò cao trong tháng 12. Trước đó hồi tháng 9, Thép Pomina (POM) thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9 và chấm dứt hợp đồng lao động với một số CBNV của công ty. Đây cũng là dấu hiệu cho ngành Xây dựng và BĐS trong thời gian tới cũng sẽ sụt giảm mạnh về số lượng dự án triển khai.
📌 Ngành dệt may: Theo Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAS), ngành dệt may sẽ đối mặt với sự sụt giảm mạnh đơn hàng trong 2 quý tới trong bối cạnh lạm phát cao làm suy yếu nhu cầu may mặc toàn cầu. Nhiều công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng và một số buộc phải cắt giảm lao động. (Hình 4)
THẤY GÌ TỪ VIỆC MWG, HPG TẠM DỪNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ?. ---------------------------------------.  ...
📌 Trong ngành Tiêu dùng bán lẻ, ảnh hưởng của Lạm phát sẽ dần ảnh hưởng đến Cầu tiêu dùng trong vài quý tới. MWG sau analyst meeting vừa qua cũng đã có những chia sẻ về KQKD dự kiến khó khăn trong Quý cuối năm và đầu 2023 do sức mua giảm sút. Đồng thời, công ty cũng chủ động tạm dừng mở mới cửa hàng ở tất cả các chuỗi, tái cơ cấu hoạt động tài chính, hạn chế vay USD và tất toán các khoản vay/trái phiếu lãi suất cao.
📌 Đáng chú ý, thời gian qua, nhiều Bank tư nhân (ACB, VPB và VIB) lên kế hoạch trả cổ tức tiền mặt sau nhiều năm liền chỉ trả bằng cổ phiếu do định hướng của NHNN. Trong bối cảnh huy động vốn NH sụt giảm, NH phải tăng lãi suất huy động lên rất cao, liệu đây có phải hành động phòng thủ của các ông chủ nhà băng khi họ cần bơm vốn cho các công ty sân sau nhưng cạn room tín dụng + trái phiếu bị đóng băng ?
---------------------------------------
Có thể thấy, trước các biến động về kinh tế vĩ mô quốc tế, các DN Việt không thể đứng ngoài cơn bão khi sức cầu bên ngoài chững lại trong khi điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt gây ảnh hưởng đến tỷ giá. Lạm phát giá tăng và điều kiện huy động tài chính trong nước (trái phiếu, tín dụng) cũng bị thắt chặt có thể ảnh hưởng đến cầu trong nước trong vài tháng tới.
👉 Positive Flow đánh giá, so với các cuộc khủng hoảng gần đây, nhiều DN Việt Nam đã có sự chuẩn bị với cơ cấu vốn dày hơn, khả năng quản trị tốt hơn trước kia. Do đó, nhà đầu tư cần chú ý tới các DN có cơ cấu vốn lành mạnh, tiền mặt dồi dào, dòng tiền đều đặn sẽ đứng vững trước cơn bão và chiếm lĩnh thị phần khi cơn bão đi qua. Ngoài ra cũng cần chú ý đến các ngành nghề ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như ngành hàng thiết yếu, điện nước, công nghệ thông tin …
NDT cũng cần có các chiến lược phòng thủ của bản thân như việc chuẩn bị kiến thức thật kỹ, đa dạng hóa danh mục và hạn chế sử dụng đòn bẩy để hạn chế chi phí tài chính tăng cao và rủi ro thị trường khó lường trước.
---------------------------------------
Disclaimer: Bài viết mang quan điểm cá nhân, không khuyến nghị mua bán. Chấm “.”, like, share và Follow nếu quan tâm.
_ _ _ 𝐏𝐎𝐒𝐈𝐓𝐈𝐕𝐄 𝐅𝐋𝐎𝐖 (𝐏𝐅𝐈𝐂) _ _ _
𝑭𝒐𝒍𝒍𝒐𝒘 𝒕𝒉𝒆 𝑴𝒐𝒏𝒆𝒚 𝒂𝒏𝒅 𝑮𝒆𝒕 𝑷𝒓𝒐𝒇𝒊𝒕
𝐓𝐞𝐥: 0837.935.489 Website: positiveflow.vn
#positiveflow
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ