menu
24hmoney

Bài của Tiến Đạt

Pro
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp đo lường giá trị nội tại của chứng khoán bằng cách xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hiện tại và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.
Các nhà phân tích đầu tư chứng khoán sẽ xem xét và nghiên cứu rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của chứng khoán, từ các yếu tố vĩ mô như tình hình kinh tế nói chung và triển vọng của ngành, đến vi mô như hiệu quả quản lý của công ty.
Các yếu tố cần chú trọng khi dùng phương pháp phân tích cơ bản
Khi phân tích cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ xem xét bất kỳ yếu tố nào liên quan đến tình hình kinh tế và hoạt động của một công ty, gồm những con số như doanh thu và lợi nhuận, và cả các yếu tố để đánh giá chất lượng quản lý của công ty. Các yếu tố cơ bản này được nhóm lại và phân thành hai loại là: định lượng và định tính. Hai khái niệm này có thể hiểu đơn giản như sau:
Định lượng: thông tin có thể được hiển thị bằng số và lượng.
Định tính: các thông tin bằng chữ thể hiện bản chất hoặc chất lượng.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG . Phân tích cơ bản là gì?. Phân tích cơ bản (Fundamental  ...
Những yếu tố định tính
Dưới đây là các yếu tố định tính chính của công ty mà các nhà phân tích cơ bản chứng khoán cần xem xét để đánh giá chất lượng của công ty:
Mô hình kinh doanh: Bạn cần tìm hiểu chính xác công ty đang làm gì để tạo ra doanh thu. Nếu mô hình kinh doanh của một công ty là bán gà rán, thì cần xác định doanh nghiệp đó có đang kiếm tiền từ việc bán gà không? Hay họ kiếm tiền từ việc nhận phí bản quyền và phí nhượng quyền thương mại?
Lợi thế cạnh tranh: Thành công lâu dài của một công ty chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh và khả năng giữ vững lợi thế đó. Các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn sẽ dễ dàng vượt qua các đối thủ để tăng trưởng và thu lợi nhuận.
Đội ngũ quản lý công ty: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để nhà phân tích cơ bản quyết định xem có nên đầu tư vào công ty không. Vì họ cho rằng, nếu không có những nhà lãnh đạo giỏi, dù công ty có mô hình kinh doanh tốt đến đâu thì cũng không thể hoạt động hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu về đội ngũ quản lý và các thành viên hội động quản trị qua trang web của công ty, báo chí nói gì về họ. Bạn cần xem họ là ai, kinh nghiệm làm việc của họ, trình độ học vấn cũng như trình độ điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem, đội ngũ quản lý do liên quan đến vấn đề pháp lý hay kiện tụng hay không.
Đạo đức kinh doanh: Đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi lừa đảo, hối lộ hoặc kinh doanh không đúng đắn hay không. Google tên của họ để xem có thông tin gì bạn nên biết.
Điều hành doanh nghiệp: Để xem xét yếu tố này, bạn cần tìm hiểu về chính sách được áp dụng trong tổ chức để thể hiện mối quan hệ và trách nhiệm giữa ban quản lý, giám đốc và các bên liên quan. Công ty có hoạt động minh bạch không, đội ngũ quản lý có dính líu đến các hành vi vi phạm pháp luật không. Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu xem ban quản lý có tôn trọng quyền cổ đông và lợi ích của cổ đông hay không.
Lương nội bộ: Đội ngũ quản lý được đãi ngộ như thế nào so với các công ty đối thủ cạnh tranh. Họ nhận nhiều lương thưởng và đưa ra các quyết định chia cổ tức có lợi cho họ hay có lợi cho cổ đông.
Chính trị và các mối quan hệ: Đội ngũ quản lý có mối quan hệ gì với các cấp chính quyền hay có xuất hiện chung với những người lãnh đạo cấp quốc gia, tỉnh, thành phố hay không.
Phong cách sống: Đội ngũ quản lý có thường thể hiện về sự giàu có của mình hay không. Họ sử dụng tiền của công ty để làm việc đó hay đó là thu nhập của họ.
Giao dịch nội bộ hoặc giao dịch của cổ đông lớn: Đội ngũ quản lý và những người trong nội bộ khác có đang mua hoặc bán cổ phiếu của công ty hay không. Các cổ đông lớn có mua vào hay bán ra cổ phiếu hay không. Đội ngũ quả lý và người nội bộ, hoặc cổ đông lớn, là những người hiểu rõ nhất tình hình của công ty. Động thái mua vào hoặc bán ra của họ có thể cho bạn thấy họ đang nghĩ gì về tương lai của công ty đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần xem xét ngành hoạt động của công ty dựa trên các thông tin như: cơ sở khách hàng, thị phần giữa các công ty, tăng trưởng toàn ngành, quy định và chu kỳ kinh doanh. Tìm hiểu về cách thức hoạt động của ngành sẽ giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về sức khỏe tài chính của công ty.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG . Phân tích cơ bản là gì?. Phân tích cơ bản (Fundamental  ...
Những yếu tố định lượng
Các nhà phân tích cơ bản chứng khoán còn dùng những thông tin định lượng để định giá cổ phiếu và đưa ra triển vọng liệu giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm trong tương lai. Ở thời điểm khi bạn mới bắt đầu, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
Doanh thu:
- Công ty kiếm tiền bằng cách nào? Đâu là nguồn doanh thu chính? Liệu ngành này có triển vọng trong tương lai không?
- Doanh thu 12 tháng gần nhất là bao nhiêu, xếp hạng thứ mấy trong ngành và tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu? Bạn có thể xem các thông tin này trên app của Anfin.
Chi phí: Các nguồn chi phí chính của công ty là gì? Một công ty nên dành các nguồn chi phí chính cho việc trực tiếp tạo ra doanh thu. Nếu phần lớn chi phí không dùng cho việc tạo ra doanh thu, bạn nên xem xét lại mục đích chi tiêu của công ty có hợp lý không
Lợi nhuận: Lợi nhuận là phần còn lại sau khi lấy doanh thu trừ chi phí. Lợi nhuận ròng chính là phần sinh lời thực tế, công ty có thể dùng để tái đầu tư hoặc chia cho cổ đông. Bạn có thể xem lợi nhuận và biên lợi nhuận ròng, cũng như xếp hạng theo ngành trên app Anfin.
Các yếu tố định lượng khác bạn có thể xem xét như: các khoản nợ, tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu và khả năng trả nợ của công ty; hoặc xem xét các công ty có dành tiền cho nghiên cứu và phát triển các dự án mới không, số tiền này là bao nhiêu so với tổng chi phí, lợi nhuận.
Sau khi tìm hiểu các thông số trên khi phân tích cơ bản chứng khoán, bạn cần lưu ý rằng: mỗi một ngành đều có những chỉ số nhất định quyết định thành bại và khả năng cạnh tranh của ngành đó.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG . Phân tích cơ bản là gì?. Phân tích cơ bản (Fundamental  ...
Nguồn: Anfin
Nhà đầu tư lưu ý
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ