SOI CHỈ SỐ ROE, ROA TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Một công ty tuyệt vời không nhất thiết phải là công ty lớn nhất, mà đó là công ty đem lại nhiều giá trị nhất cho cổ đông.
->ROE luôn là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn, nhận diện lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trong ngành.
Return On Equity (ROE) hay lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
Chỉ số ROE phản ánh cả chỉ tiêu về lợi nhuận, được thể hiện trên Báo cáo Kết quả kinh doanh (KQKD) và chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân, trên Bảng cân đối kế toán.
ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%
Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường. (=Doanh thu – Chi Phí)
Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
[ Lợi nhuận sau thuế có ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Vốn chủ sở hữu nằm ở bảng cân đối kế toán. ]
Với 1 đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
-> Return On Asset (ROA) hay lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
-> cái nhìn rõ ràng hơn về độ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.
Với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.
Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.
ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%
Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.
(Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ)
(Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán.)
Đòn bẩy tài chính = ROE/ROA = Tài sản / Vốn chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp.
-> Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp (cổ đông). Nó có thể gây ra tác động tiêu cực cho doanh nghiệp nếu như không được sử dụng 1 cách có hiệu quả.
Chia sẻ thông tin hữu ích