Ảnh đại diện
Sau khi nghiên cứu về lich sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Mình thấy thị trường giai đoạn này khá giống với câu chuyện năm 2009-2012. Từ chính sách cho tới bối cảnh kinh tế
2007-2008: Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do sự đổ vỡ của bong bóng nhà đất tại Mỹ
2009: NHNN thực hiện các biện pháp kích cầu, kích thích nền kinh tế phục hồi sau suy thoái
2010: Sau thời gian nới lỏng chính sách tiền tệ, bơm tiền ra nền kinh tế nhưng tổng sản lượng quốc gia không tăng. Khiến tình trạng lạm phát tăng cao
2010-2012: Chính phủ bắt đầu thực hiện các chính sách siết chặt, giải quyết vấn đề lạm phát năm 2010. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Downtrend của thị trường chứng khoán
Nhìn về bối cảnh kinh tế và chính sách ở thời điểm hiện tại
Tháng 3/2020: Covid xuất hiện, nền kinh tế đóng cửa, người dân thất nghiệp không thể đi làm để phòng tránh covid
2020-2021: Chính phủ thực hiện nhiều biện phát nới lỏng tiền tệ, bơm tiền hỗ trợ an ninh xã hội, giúp người dân vượt qua đại dịch. Nhưng những chính sách này cũng không làm sản lượng quốc gia tăng lên.
2022: Khủng hoảng kép
- Lạm phát bắt đầu xuất hiện ở trên toàn thế giới, với việc bơm tiền quá mạnh trong năm 2020 và 2021 để hỗ trợ kinh tế vượt qua đại dịch
- Lạm phát tăng cao do chi phí đẩy, cụ thể ở đây là giá dầu do căng thẳng chiến tranh giữa Nga -Ukraine
2022- Thời gian sau đó: Chính phủ phải thực hiện những chính sách siết chặt để kìm chế lạm phát, và bối cảnh này sẽ còn tiếp tục kéo dài
Vĩ mô thực sự không quá tốt. Nhưng trong suốt thời gian Downtrend từ 2009-2012, thị trường vẫn có những phá hồi từ 20-25% và diễn ra khá nhanh
Nên chiến lược đầu tư trong thị trường downtrend cũng phải thay đổi cho phù hợp. Sẽ lựa chọn những cơn sóng hồi để tham gia, và biết bao nhiêu là đủ để bảo toàn lợi nhuận
Sau khi nghiên cứu về lich sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Mình thấy thị trường giai đoạn này khá  ...
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ