menu
24hmoney

Bài của Lê Ngọc An

Pro
RECAP tình hình kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.
* MỸ:
- Lạm phát: Lạm phát Mỹ tiếp tục suy giảm về 3.2% từ mốc đỉnh 9.1% vào tháng 7/2022, với diễn biến giá dầu có sự điều chỉnh về vùng 70$; lãi suất neo ở vùng 5.25-5.5; thị trường lao động (tiết kiệm người dân + thu nhập người dân) dự kiến sẽ yếu đi trong thời gian tới sẽ làm cho lạm phát tiếp tục đà giảm về mốc mục tiêu 2% => Lạm phát không còn là vấn đề nhức nhối của FED và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. (+)
- Lãi suất: Theo các dự báo sẽ không còn đợt tăng lãi suất nào nữa và có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất kể từ tháng 5/2024. (Đỉnh lãi suất là đáy chứng khoán? – KHÔNG CHẮC) (+)
- GDP: Tăng trưởng GDP vẫn mạnh trong giai đoạn cuối 2023 vì chưa đạt đến mức toàn dụng lao động và khu vực tiêu dùng vẫn tích cực tuy nhiên dự báo sẽ chậm lại rất nhiều trong 2024 vì lãi suất neo ở mức cao, thất nghiệp tăng, khu vực sản xuất tiếp tục suy giảm và tiêu dùng bắt đầu yếu. (-)
Note: Khi xuất hiện hiện tượng đường cong lợi suất đảo ngược; tỷ lệ thất nghiệp tăng; lãi suất giảm thì sau 1-1.5 năm thì nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái (Khoảng nửa cuối 2024), mức độ suy thoái bỏ ngỏ?
* TRUNG QUỐC:
- Lạm phát: Rất thấp và xảy ra tình trạng giảm phát (-)
- GDP: Triển vọng kinh tế thiếu tích cực khi PMI liên tục suy giảm, dự báo 2024 tăng trưởng GDP sẽ còn thấp hơn 2023 (-)
- Thị trường BĐS đóng băng, hệ thống ngân hàng nợ xấu tăng nhanh (Quả boom nổ chậm) (-)
* VIỆT NAM
- Lạm phát: Lạm phát duy trì ở mức thấp và dưới mức mục tiêu của chính phủ (Bình quân 11 tháng năm 2023 CPI tăng 3,22% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,27%), dự báo lạm phát 2024 không phải là vấn đề lớn (+)
- Lãi suất: Lãi suất tiền gửi về mức ~ 5% kỳ hạn 1 năm (mức thấp hơn giai đoạn COVID) tuy nhiên lãi suất cho vay vẫn ở mức cao (+)
- Tỷ giá: Tỷ giá không phải là vấn đề đáng lo ngại trong giai đoạn tới khi DXY vào chu kỳ suy giảm, dự trữ ngoại hối của VN dồi dào (+)
- Tín dụng: Tăng trưởng tín dụng rất thấp so với mục tiêu 14%, chính sách tiền tệ không phát huy được tối đa hiệu quả, doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng vì nhiều rào cản; lãi suất cho vay cao và triển vọng kinh tế chưa đủ tích cực để doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sản xuất thậm chí còn gửi tiết kiệm (LS thấp) để sống qua giai đoạn khó khăn (-)
* Dự nợ tín dụng BĐS chiếm 20% tổng dư nợ toàn hệ thống.
- GDP: Khó đạt được mục tiêu 2023 CP đã đề ra, dự báo chỉ khoảng 5.2-5.3% trong năm 2023. PMI tháng 11 chỉ đạt 47.3 cho thấy nền kinh tế hồi phục rất chậm trong khi đã giảm 3 lần LSĐH, đầu tư công, giảm VAT… trong 2024 khi nền kinh tế Mỹ chậm lại và có nguy cơ suy thoái vào cuối 2024 dẫn tới xuất khẩu của VN đã khó khăn lại còn khó khăn hơn. (-)
- FDI: Điểm sáng của vĩ mô Việt Nam khi vốn FDI thực hiện và đăng ký mới liên tục tăng trưởng, dòng vốn quốc tế hướng tới Việt Nam khi vị thế của VN ngày càng cao sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia lớn như Mỹ, Nga, TQ, Ấn, Nhật, Hàn Quốc và dòng vốn dịch chuyển từ TQ sang VN để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. (+)
- Chính sách tiền tệ: Tiếp tục duy trì nới lỏng trong 2024, sẽ khó hạ tiếp LSĐH nhưng vẫn sẽ bơm thanh khoản cho hệ thống qua thị trường 2, mua USD... (+)
- Chính sách tài khóa: Động lực chính của kinh tế Việt Nam nằm ở các gói kích thích đầu tư công, hạ %VAT, tốc độ giải ngân đầu tư công đã có chuyển biến tích cực trong tháng 11 và đây vẫn sẽ là động lực chính cho kinh tế VN ở 2024. (+)
- TT BĐS + Trái phiếu + Ngân hàng: Đây là 1 rủi ro lớn ở giai đoạn hiện tại khi TT BĐS vẫn trong giai đoạn rất khó khăn về dòng tiền, nợ trái phiếu đến hạn cực lớn ở 2024. Điều này dẫn tới nợ xấu của Ngân hàng đang gia tăng rất nhanh và có nhiều rủi ro tiềm ẩn rất lớn đến toàn nền kinh tế. Đối với TT trái phiếu nhìn chung vẫn ảm đạm và mất lòng tin của NĐT dẫn tới dòng vốn của hệ thống đang đè nặng lên kênh ngân hàng (Dư nợ của hệ thống ngân hàng ~ 120% GDP). (--)
Nhà đầu tư lưu ý
10 Yêu thích
7 Bình luận 8 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ