PHIÊN GIAO DỊCH 11/07 KHÁ ĐẶC BIỆT VÀ CẢNH BÁO VỚI TTCK MỸ
1) Đêm qua Mỹ công bố thông tin lạm phát, cụ thể:
CPI tháng 6 giảm xuống +3% so với cùng kỳ từ mức 3.3% trong tháng 5, dưới mức +3.1% ước tính.
CPI lõi giảm xuống +3.3% so với cùng kỳ từ mức 3.4% trong tháng 5, dưới mức +3.4% ước tính.
Thị trường đang có 98,7% đặt cược cho việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9. Trước đó 2 ngày vào 10/07, con số này là 77.2%.
Trái ngược với sự kỳ vọng ban đầu khi thông tin CPI được công bố giảm thì TTCK sẽ tăng nhưng TTCK Mỹ đã đóng cửa với S&P 500 giảm 0,9% so với mức tăng 18% tính từ đầu năm. Các cổ phiếu công nghệ hầu hết đều giảm, kéo theo chỉ số Nasdag giảm 2.24%. Nhưng điều đặc biệt là chỉ số Russell 2000 tăng 3.57%.
Nhóm công nghệ là nhóm dẫn dắt chính đà tăng của S&P 500 và Nasdag từ đầu năm đến nay và đang có dấu hiệu hãm lại, dòng tiền bắt đầu luân chuyển dần sang nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ kéo chỉ số Russell 2000 tăng mạnh. Đây cũng là nhóm có hiệu suất rất thấp tính từ đầu năm.
Chỉ số Russell 2000 đã không đạt được mức cao nhất mọi thời đại mới trong 668 ngày, đây là chuỗi dài nhất kể từ giai đoạn 2007-2011. Đây cũng là chuỗi dài thứ 3 trong hơn 65 năm qua.
Chỉ số này cũng kém hơn S&P 500 tới 15% trong nửa đầu năm, mức kém hiệu quả nhất trong lịch sử.
Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hiện thấp hơn ~14% so với mức đỉnh được ghi nhận vào năm 2021.
Trong khi đó 42% công ty trong rổ chỉ số Russell 2000 hiện đang làm ăn thua lỗ.
Nhìn chung cũng có khá nhiều nét giống với TTCK Việt Nam hiện tại.
Việc lợi suất trái phiếu kỳ hạn 1 năm tăng gần đây và chỉ số Russell 2000 tăng điểm hôm qua, giải thích khá nhiều điều. Đây là những dấu hiệu cho thấy lãi suất có thể bắt đầu giảm và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Việc kỳ vọng giảm lãi suất đã tăng lên đáng kể và dòng tiền có dấu hiệu luân chuyển. Thị trường sẽ chuyển từ lo lắng về lạm phát sang lo lắng về suy thoái nhanh hơn bạn nghĩ.
Củng cố thêm điều này, đường cong lợi suất đang dốc lên đáng kể, xác nhận một xu hướng đã duy trì trước đó từ khi đảo ngược.
Hiện tượng này trong lịch sử là một trong những dấu hiệu đáng tín cậy nhất về một cuộc suy thoái sắp xảy ra.
Biểu đồ dưới đây cũng cấp một góc nhìn quan trọng, cho thấy rằng động thái đảo ngược này có thể vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Nhìn vào biểu đồ dưới đây cũng cho thấy xu hướng tăng, tức sự đảo ngược sẽ ngày càng lớn.
Trong quá khứ, cuộc suy thoái sẽ bắt đầu khi đường cong lợi suất đảo ngược quay về mức phẳng.
Biểu đồ dưới đây so sánh rõ ràng hơn giữa S&P 500, Fed Fund Rate và sự đảo ngược đường cong lợi suất vào cùng thời điểm.
Nó báo hiệu sắp có giảm lãi suất, suy thoái và S&P 500 tạo đỉnh. Xem cách thị trường phản ứng khi chu kỳ cắt giảm lãi suất bắt đầu. Thị trường bắt đầu ngừng tăng, sau đó là bán tháo trước đợt cắt giảm đầu tiên. Góc độ chủ quan cá nhân người viết thì phiên hôm qua chính là ngày đó.
2) CẢNH BÁO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ:
Một số diễn biến thị trường cho thấy đã đến lúc phải điều chỉnh.
S&P 500 đang giao dịch ở mức quá mua nhiều thứ 2 trong hơn 2 năm. Đồng thời, chỉ số Nasdaq của cổ phiếu công nghệ rơi vào tình trạng mua quá mức nhiều nhất kể từ tháng 2/2018. Khi tình trạng tương tự xảy ra trong quá khứ, S&P 500 chứng kiến mức giảm 3% trong tháng 12/2023 và từ tháng 7 đến tháng 11/2023 giảm gần 10%.
Điều thú vị là chưa đến 50% cổ phiếu S&P 500 giao dịch trên mức trung bình động 100 ngày, cho thấy không có nhiều cổ phiếu tham gia vào đợt phục hồi của thị trường hiện tại. Hơn nữa, chỉ có 17% công ty thuộc S&P 500 vượt qua hiệu suất của chỉ số trong 30 ngày qua, mức thấp nhất trong ít nhất một thập kỷ và dưới mức trung bình 49%. Chỉ một số cổ phiếu đã thúc đẩy thị trường chứng khoán tăng điểm - DẤU HIỆU KHÔNG LÀNH MẠNH.
Cũng đã hơn 330 ngày giao dịch kể từ khi S&P 500 giảm 2%.
Đây là một trong những thị trường khỏe nhất trong lịch sử.
Cuối cùng, S&P 500 đã tăng 18% từ đầu năm đến nay trong khi Chỉ số Dow Jones Transportation Average, chỉ số dẫn đầu của nền kinh tế Mỹ, giảm 5%. Một hiện tượng tương tự đã xảy ra vào năm 2015 trước đợt điều chỉnh trên thị TTCK Mỹ.
Chỉ số Nasdag hiện đang ở mức quá mua nhiều nhất kể từ tháng 2/2018 khi khối lượng đột biến xảy ra.
Chỉ số RSI thậm chí còn cao hơn so với trước đợt bùng phát dịch bệnh COVID năm 2020.
Điều này xảy ra sau khi chỉ số chứng khoán công nghệ Mỹ tăng 19% từ đầu năm đến nay.
Trong nhiều tuần qua, chỉ số Biến động (VIX) đã giao dịch dưới mức trung bình 1 năm ~ 14,5
Hiện tại có khoảng ~ 5.5 nghìn tỷ đô la gắn liền với các chỉ số, cổ phiếu và quỹ ETF sẽ đáo hạn.
Điều này có thể châm ngòi cho sự tăng đột biến về khối lượng trong ngắn hạn.
Nasdag đã đạt mức cao mới mọi thời đại mặc dù NHIỀU CỔ PHIẾU giảm xuống mức thấp nhất trong 52 tuần hơn là tăng lên mức cao nhất trong 52 tuần.
Độ rộng thật khủng khiếp.
3) Một trong những cổ phiếu dẫn dắt chính đà tăng của TTCK Mỹ là NVIDIA cũng chính là một trong những mối đe dọa tiềm tàng đối với TTCK Mỹ (Sẽ bàn sâu hơn ở bài viết khác)
EPS của NVIDIA đang có dấu hiệu chậm lại.
Có vẻ như NVIDIA đang ở điểm uốn? Giá cổ phiếu NVIDIA đã giảm 5.57%% trong phiên giao dịch hôm qua và đánh dấu đỉnh thứ 2 qua sau khi chạm mức 140 USD. Sự sụt giảm dừng lại ở canh dưới của kênh tăng giá. Hiện giá đang có dấu hiệu thoát ra khỏi kênh tăng giá, nhiều khả năng nó có thể giảm sâu hơn và kéo theo toàn bộ S&P 500.
Đồng thời, các giám đốc điều hành của NVIDIA đã bán cổ phiếu của họ với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng giá cổ phiếu NVIDIA đã tăng vọt 156% từ đầu năm đến nay và giá trị cổ phiếu mà các giám đốc điều hành nắm giữ cũng tăng vọt, điều này sẽ khiến cho việc so sánh với lịch sử trở nên khó khăn hơn một chút.
Tuy nhiên, những người trong nội bộ của NVIDIA có biết điều gì không hay họ chỉ đang chốt lợi nhuận khi giá cổ phiếu lên mức kỷ lục?
Đáng chú ý, trong khi các giám đốc điều hành bán tháo cổ phiếu, các nhà đầu tư cá nhân lại đổ xô vào NVIDIA với tốc độ kỷ lục. Liệu họ có bị thua lỗ đáng kể trong vài tháng tới không? Lịch sử cho thấy rằng nếu FOMO (Fear Of Missing Out) thúc đẩy các quyết định đầu tư thì đa số nhiều nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua những cổ phiếu ở giá gần đỉnh của nó.
Tổng giá trị mà người nội bộ bán ròng trong 20 ngày đã đạt gần 450 triệu USD, gấp đôi giá trị bán trong năm 2002.
Ngày 20/06 vừa qua, CEO của NVIDIA là Jensen Huang đã bán số cổ phiếu NVIDA trị giá 31.9 triệu USD. Chỉ riêng trong 2 tuần đầu tháng 6, ông đã bán được hơn 63 triệu USD cổ phiếu của nhà sản xuất chip. Để so sánh, giá trị tài sản ròng của ông này ước tính là 118.7 tỷ USD.
Các giám đốc điều hành của NVIDIA đã bán số cổ phiếu trị giá hơn 700 triệu USD trong năm nay. Con số này nhiều hơn 2 năm trước CỘNG LẠI vì giá cổ phiếu đã tăng hơn 170% từ đầu năm đến nay và giá trị giao dịch của nội bộ cũng tăng vọt.
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN CÓ VẺ ĐANG ALL-IN VÀO NVIDIA
Dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân hàng ngày đổ vào cổ phiếu NVIDIA đã vượt quá 100 triệu USD trong hầu hết các ngày trong tháng Sáu. Nó cũng đạt kỷ lục mới mọi thời đại là 300 triệu USD tuần thứ 2 của tháng 6. Nhà đầu tư cá nhân FOMO (Fear Of Missing Out) chưa bao giờ tuyệt vời hơn thế.
NVIDIA đã chứng kiến mức tăng đáng kinh ngạc 591,078% kể từ khi IPO. Bây giờ nó thậm chí còn lớn hơn thị trường chứng khoán Anh và Pháp. Trong quá khứ, cổ phiếu của công ty này cũng đã trải qua nhiều lần giảm giá từ 50% trở lên.
Lịch sử không phải lúc nào cũng lặp lại nhưng nó cũng là một thước đó để đánh giá:
Bây giờ bạn có mua NVIDIA khi biết rằng trong quá khứ cổ phiếu này đã nhiều lần giảm giá hơn 50% không?
Cổ phiếu đã tăng hơn 170% tính đến thời điểm hiện tại. 5 năm trước NVIDIA thậm chí còn không lọt vào top 20 mà hiện tại là số 1.
Bạn sẽ làm gì nếu lịch sử lặp lại một lần nữa và bạn là người nắm giữ NVIDIA?
NVIDIA đã vượt qua Microsoft để trở thành công ty lớn nhất thế giới với giá trị vốn hóa thị trường hơn 3.3 nghìn tỷ USD.
Vào tháng 3 năm 2000, Cisco cũng vượt qua Microsoft ngay trước khi bong bóng Dot-com đạt đỉnh. Lịch sử không phải lúc nào cũng lặp lại nhưng hãy nên cân nhắc những rủi ro.
Chia sẻ thông tin hữu ích