menu
24hmoney

Bài của Đỗ Thị Mai Hương

Pro
Phân tích cổ phiếu NKG: Giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Nhưng bình minh chưa đến.
Tóm tắt: Sau 3 quý thua lỗ liên tiếp từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 sự phục hồi của giá thép trong quý đầu năm 2023 vốn được kỳ vọng sẽ giúp NKG đạt đến điểm cân bằng lợi nhuận trong quý 2/2023. Tuy vậy việc đà tăng của giá thép đã chững lại, thậm chí đảo chiều giảm trước bối cảnh sức cầu yếu yếu cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu cùng môi trường lãi suất giảm chậm đang khiến sự phục hồi lợi nhuận của NKG chậm hơn kỳ vọng, kết quả kinh doanh cả năm 2023 dự báo sẽ không mấy khả quan và phải chờ đợi Triển vọng tích cực hơn vào năm 2024 với điều kiện tình hình vĩ mô trong nước và thế giới thuận lợi hơn.
Tổng quan bức tranh tài chính-kinh doanh của NKG trong năm 2022 và quý 1/2023
Về KQKD: Kết thúc năm 2022, NKG đã đạt doanh thu thuần đạt 23.071 tỷ đồng – giảm 18% so với 2021, lợi nhuận sau thuế lỗ 66,7 tỷ đồng, ghi nhận năm đầu tiên báo lỗ trở lại kể từ năm 2012. Kết quả thua lỗ này chủ yếu do anh hưởng bởi 2 quý cuối năm, cụ thể Quý 3/2022 lỗ sau thuế ròng 419 tỷ đồng, Quý 4/2022 lỗ tiếp, 356 tỷ đồng.
Trong quý 1/2023, kết quả kinh doanh của NKG có sự cải thiện so với quý 3 và 4 năm 2022 nhưng vẫn phục hồi chậm. Doanh thu thuần trong quý đạt 4.375 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm 2022, lãi gộp đạt 138 tỷ đồng, giảm 86%. Biên lợi nhuận gộp thấp, chỉ 3,15%. Sự sụt giảm manh đến từ thị trường xuất khẩu với doanh thu xuất khẩu đạt 2.125 tỷ đồng, giảm tới 53% so với quý 1/2022. Doanh thu từ thị trường nội địa tích cực hơn khi đạt 2.255 tỷ đồng, chỉ giảm 16%. Kết quả sau khi trừ các khoản chi phí, NKG báo lỗ sau thuế quý thứ 3 liên tiếp với hơn 49 tỷ đồng.
Những nguyên nhân khiến KQKD của NKG thua lỗ:
· Thứ nhất là sự sụt giảm và phục hồi chậm của giá thép trên thị trường trong nước và thế giới. Việc giá thép giảm sâu khiến NKG phải giảm giá bán và trích lập dự phong giảm giá hàng tồn kho trong giai đoạn cuối năm ngoái, trong quý đầu năm nay giá thép phục hồi chậm khiến biên lợi nhuận tiếp tục giảm
· Thứ hai là sự sụt giảm doanh thu ở thị trường xuất khẩu: trong năm 2022, doanh thu thị trường nội địa của NKG vẫn tăng 5,2% so với 2021 còn doanh thu xuất khẩu giảm 29,2% so với 2021. Trong quý đầu năm 2023 NKG vẫn ghi nhận giảm doanh thu xuất khẩu đến 53%, gấp 3 lần mức giảm của doanh thu nội địa. Sự phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu là điểm khác biệt của NKG so với các DN cùng ngành như HSG hay HPG.
Thị trường tiêu thụ kém càng làm cho áp lực giảm giá bán thêm gay gắt bởi sự gia tăng cạnh tranh trong nội bộ ngành, các DN phải đẩy mạnh giải phóng hàng tồn kho giá cao để quay vòng vốn, thậm chí có giai đoạn phải bán dưới giá vốn, tăng chiết khấu cho các đại lý, DN cũng giảm khả năng tự quyết giá bán trước những biến động của chi phí đầu vào.
Về bức tranh tài chính, dòng tiền:
Trong năm 2022, NKG ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm thêm 827,3 tỷ đồng để bù đắp, DN phải tăng vay nợ ròng thêm hơn 1.000 tỷ chủ yếu là tăng vay nợ ngắn hạn. tổng nợ vay ngắn hạn đến cuối năm lên 5.114,4 tỷ đồng và chiếm 37,8% tổng nguồn vốn (đầu năm chỉ chiếm 24,8% tổng nguồn vốn). Trước đó năm 2021, NKG cũng ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 308,27 tỷ đồng.
Trong quý đầu năm 2023 dòng tiền kinh doanh của NKG tiếp tục âm thêm 720 tỷ đồng khi Cty phải đẩy mạnh trả tiền cho nhà cung cấp hơn 1.100 tỷ đồng, trong khi các khoản phải thu, tồn kho giảm chậm hơn. Dòng tiền kinh doanh âm khiến cty phải tăng cường vay nợ ngắn hạn thêm 500 tỷ đồng để bù đắp làm tăng dư nợ và tăng áp lực chi phí lãi vay.(SO với doanh nghiệp cùng ngành là HSG, sự cải thiện tình hình tài chính của NKG chậm hơn rõ rệt)
Triển vọng 9 tháng (3 quý) còn lại của 2023:
Giá thép phục hồi chậm: Tại thị trường trong nước, từ đầu tháng 9/2022, giá thép xây dựng đã có xu hướng phục hồi, riêng trong 3 tháng đầu năm 2023 các doanh nghiệp thép trong nước có nhiều lần tăng giá giúp tình hình kinh khó khăn hơn.Tuy vậy từ tháng 4 đến nay, giá thép đã có 8 lần giảm giá trở lại với mức giảm từ 1,5-2 triệu đồng/tấn. Sự phục hồi chậm của giá thép khiến kỳ vọng hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho hay cải thiện biên lợi nhuận từ tồn kho giá thấp không như kỳ vọng
Sức cầu tiếp tục yếu: Tại thị trường trong nước, với khó khăn của thị trường bất động sản-liên đới sang lĩnh vực xây dựng hiện nay, sản lượng tiêu thụ thép cho xây dựng dân dụng chắc chắn sẽ sụt giảm. Thị trường đang kỳ vọng việc tăng tốc đầu tư công có thể giúp bù đắp một phần nhu cầu thép giảm từ kênh dân dụng. Tuy vậy các dự án đầu tư công thương mất nhiều tgian xử lý các vấn đề pháp lý, đấu thầu. Nhu cầu các sản phẩm tôn mạ (sản phẩm chính của NKG) cho các dự án đầu tư công cũng ít hơn so với sản phẩm thép xây dựng nói chung. Đối với Thị trường thế giới: các nền kinh tế xuất khẩu chủ lực như Mỹ, Châu Âu tiếp tục khó khăn, đối diện nguy cơ suy thoái.
Áp lực chi phí tài chính cao: Từ mặt bằng lãi suất cao so với cùng kỳ năm ngoái và dư nợ cao hơn đến quý đầu năm nay. HIện nay mặt bằng lãi suất đang có xu hướng giảm nhưng sẽ không thể giảm nhanh, do vay nợ nhiều hơn nên áp lực chi phí lãi vay cũng sẽ cao hơn.
Đánh giá: Với tình hình hiện nay, kịch bản để NKG có lãi trở lại trong quý 2/2023 vẫn là 50/50, mức lãi nếu có cũng sẽ không đáng kể. Trong kịch bản khả quan nhất, lợi nhuận của NKG sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi, giảm lỗ hoặc có lãi trở lại ở mức thấp trong quý 2.2023 và tăng lãi sần trong quý 3 và quý 4 để cho thấy một xu hướng phục hồi, chờ đợi kịch bản tốt hơn vào năm 2024
Về định giá P/B của NKG hiện nằm ở mức 0,82 lần, thấp hơn khoảng 17% so với mức PB trung bình 5 năm trở lại đây, cho thấy cổ phiếu đang nằm ở phía dưới của chu kỳ biến động, đây là cơ sở để kỳ vọng xu hướng giá và mức định giá có thể hồi phục theo sự phục hồi KQKD. Nhưng với KQKD phục hồi chậm thì xu hướng giá NKG cũng khó có thể đột biến trong ngắn hạn.
2 yếu tố khác cần chú ý với NKG.
· Xu hướng giao dịch của NDTNN: Khối ngoại có xu hướng bán ròng trở lại NKG trong thời gian gần đây cho tháy sự thận trọng của NDTNN với sự phục hồi của ngành thép và NKG.
· NKG cần lãi sau thuế trên 50 tỷ trong quý 2/2023 để trở lại danh mục margin: Với KQKD thua lỗ trong 2022, cổ phiếu NKG đã bị loại khỏi danh mục phép cho vay ký quỹ của Sở GDCK sau khi có báo cáo kiểm toán năm 2022, Với quý 1/2023 lỗ 49,2 tỷ đồng, LNST quý 2/2023 cần lãi trên 50 tỷ đồng để bù đắp lỗ lũy kế trong quý 1 và được phép margin trở lại. Nếu BCTC quý 2.2023 có lãi trên 50 tỷ đồng, thời điểm được margin trở lại sẽ vào khoảng tầm đầu tháng 10/2023 (sau khi DN có BCTC soát xét+ thời điểm review danh mục của Sở HOSE).
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

26.10

+0.10 (+0.38%)

Biểu đồ mã NKG
6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ