Những năm đầu 80s lạm phát phi mã lên tới 15%. FED nâng lãi suất lên mức hơn 19%. Biện pháp mạnh tay này đã đè được lạm phát xuống. Nhưng giá phải trả không nhỏ: cuối 80s đầu 90s hơn 500 ngân hàng phá sản. Được cái lúc ấy lạm phát đã hạ thấp xuống mức dưới 3-4%, lãi suất cũng kịp hạ về mức 3-4%. Tuy nhiên lo ngại lạm phát vẫn như vẫn còn đe dọa nên nửa sau 90s FED lại đẩy lãi suất Fed funds lên 7% để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% rồi mới hạ liên tục - Những năm 2007-2008 lạm phát lại ngóc đầu nên lãi suất được đẩy lên ngưỡng 6% chống lạm phát. Tiền tệ thắt chặt làm lộ diện Sub-Prime Mortgage Loan cực độc hại đã kích hoạt GFC 2008. Hệ thống ngân hàng thực sự chao đảo. May lúc ấy lạm phát cũng đã bị chế ngự. Nên từ 2009-2011 FED chỉ lo cứu hệ thống ngân hàng khi 2008 có 25 ngân hàng tổng tài sản 374 tỷ sụp, 3 năm 2009-2011 có tới 389 ngân hàng tổng tài sản $303 tỷ sụp đổ. Nói chung chữa lạm phát chỉ có mỗi thắt chặt tiền tệ, như nhiễm khuẩn thì kháng sinh. Phản ứng dây chuyền: lạm phát tăng => tăng lãi suất => các ngân hàng sụp đổ. Hai cái đầu gần như đồng thời. Khủng hoảng ngân hàng luôn chậm 1 nhịp sau khi lạm phát đã được dẹp
Chia sẻ thông tin hữu ích