24HMoney

Bài của Daniel Nguyen Invest

menu
Ảnh đại diện Pro
Nhân viên: (mặt tái xanh nhợt nhạt)
SẾP ƠIII... Chuyện gì xảy ra vậy anh? VN-Index lao dốc gần 50 điểm, còn chỉ số Nikkei của Nhật rơi tự do tới 12.4%. Giảm mạnh nhất kể từ thời điểm “thiên nga đen” - sự kiện Covid 19.
Thế giới đang KHỦNG HOẢNG hay sao ấy ? Khách hàng hoảng loạn mà em chưa biết giải thích sao .
Sếp: Câu chuyện tới đây, nghe kỹ nhé. Ngân hàng Nhật Bản vừa ra một chiêu RẤT BẤT NGỜ, tăng lãi suất từ -0,1% lên 0,25%. Trong khi đó cả thế giới đang xu hướng giảm lãi suất. Châu Âu đã giảm lãi suất từ các tháng trước, vương quốc Anh cũng vừa mới giảm lãi suất , tiếp theo là tháng 9 Mỹ giảm lãi suất nữa. Vậy là ông Nhật một mình đi một đường.
Nhân viên: Em chưa hiểu sao lãi suất tăng mà cả thị trường sập thê giảm vậy anh?
Sếp: Uhm, vậy đi sâu hơn nhé. Ở Nhật có một trò gọi là "Carry Trade." Nghe tên thì oách vậy thôi, nhưng thực ra là kiểu đi vay tiền Yên rẻ như bèo để đem đầu tư chỗ khác. Mấy ông bà này ( các quỹ lớn, tay to) tưởng vay tiền Yên giống như mượn xe đạp miễn phí của người ta rồi đem cho thuê chỗ khác.
Nhân viên: Haha, vậy là đòi mượn đồ xài không mất tiền hả sếp? Nhưng rồi sao nữa?
Sếp: Đúng rồi. Vấn đề là khi lãi suất ở Nhật tăng đột ngột 1/8 vừa qua, mấy tay "Carry Trade" như bị dội gáo nước lạnh. Đồng Yên thì lên giá vèo vèo, giống như hàng sale off hết giảm giá, thế là ai cũng cuống cuồng tất toán đi trả nợ.
Nhân viên: Thế là mọi người đều nháo nhào bán cổ phiếu để gom tiền về Nhật trả nợ, phải không sếp?
Sếp: Đúng thế! Chạy đi đâu cho thoát. Mấy tay này giờ cứ như ngồi trên đống lửa, vội vàng bán cổ phiếu, khiến thị trường sập xuống như thế đó. Còn đồng Yên thì tăng giá phi mã, cảm giác như tiền đô la bỗng dưng bị thổi bay mất một nửa giá trị.
Nhân viên: Các công ty xuất khẩu của Nhật cũng lãnh đủ, vì đồng Yên tăng giá, dẫn tới chi phí tăng làm họ mất khách hàng và lợi nhuận giảm đúng không ạ?
Sếp: Đúng rồi. Mấy công ty này chắc đang gào thét vì đồng Yên mạnh lên khiến sản phẩm của họ kém cạnh tranh. Tưởng tượng đang bán hàng ngon lành, bỗng dưng giá tăng gấp đôi, ai mà mua nổi?
Nhân viên: Em hiểu rồi. Liệu có câu chuyện tiền từ Mỹ sẽ chảy về Nhật không sếp?
Sếp: Rât có thể. Áp lực bán đang lan rộng trên thị trường chứng khoán Mỹ và các thị trường khác khi dòng tiền bị rút về để thanh toán nợ Yên (phải bán cổ phiếu tại Mỹ, xong mua đồng Yên Nhật để trả nợ tại Nhật, đồng Yên cũng vì thế còn tăng giá tiếp).
=> Điều này đã dẫn đến sự giảm điểm mạnh trên các thị trường khác như Mỹ, Hàn, Việt Nam.... Thị trường Mỹ thì giống như đang ngồi trên đống lửa, đợi các nhà đầu tư bán tháo.
Nhân viên: Wow, em hiểu rồi. "Carry Trade" đúng là một trò mạo hiểm , một khi đồng Yên quay đầu tăng giá thì như quả bóng tuyết lăn từ đỉnh núi xuống ấy chứ!
Sếp: Chính xác. Thế nên đừng bao giờ quên rằng trên thị trường tài chính, mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong nháy mắt.
Tóm lại theo anh thì:
Mặc dù "Carry Trade" là một rủi ro chung toàn cầu, việc quản lý vị thế đầu tư và chuẩn bị cho các cơ hội mới là điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần tập trung. Mỗi vị thế sẽ có các hành động khác nhau.
Cụ thể:
1/Nhà Đầu Tư Có Tiền Mặt Và Chưa Giải Ngân:
Quan sát và chuẩn bị giải ngân: Theo dõi các cổ phiếu chất lượng để chuẩn bị giải ngân khi cơ hội tốt xuất hiện. Các CP có sự phục hồi đáng kể trong hoạt động kinh doanh và lợi nhuận tăng trưởng. Lưu ý ở giai đoạn đầu hồi phục, các cổ phiếu đầu ngành và bluechip sẽ an toàn hơn.
2. Nhà đầu tư kẹp hàng full 100% cổ phiếu.
Cơ cấu lại danh mục: Đánh giá lại danh mục đầu tư hiện tại và xem xét chuyển từ các cổ phiếu chất lượng kém sang những cổ phiếu có khả năng phục hồi tốt hơn.
3. Nhà Đầu Tư Đang Sử Dụng Margin (nguy hiểm).
Tránh dùng Margin nên trong các phiên tới có cú hồi thì hạ hết phần margin để đảm bảo tài khoản được bảo vệ tránh CALL MARGIN.
=>Giữ tiền là yếu tố sống còn và quan trọng nhất khi thị trường còn đang chìm trong sương mù như hiện tại.
Nhà đầu tư lưu ý
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ