menu
24hmoney

Bài của Huy Cường Vndirect

Pro
Năng lực tài chính của các công ty hạ tầng xây dựng
Trung bình tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của các công ty xây dựng hạ tầng là 1,1x tại cuối Quý 1 2023.
C4G đang có sức khỏe tài chính tốt nhờ dự án BOT duy nhất được hợp nhất của công ty là Nam Bến Thủy 2 vẫn đang có dòng tiền hàng năm dương. Nếu loại bỏ dư nợ vay tại dự án, tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của C4G chỉ là 0,5x tại cuối Q1/23, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành. C4G đã phát hành và huy động thành công 1.123 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu trong tháng 4/2023, từ đó giúp vốn chủ sở hữu của công ty tăng 44% so với cuối Q1/23.
LCG gần như không có nợ vay ròng. Tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của HHV C4G đang cao hơn so với trung bình ngành, đạt lần lượt 2,4x và 1,3x tại cuối Q1/23.
Theo dõi báo cáo tài chính của 8 công ty niêm yết mới được chỉ định thầu (đầu năm 2023) tại cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2. Trong đó, 7/8 công ty ghi nhận khoản mục người mua trả tiền trước tăng so với đầu năm (chi tiết tại hình 11). Xu hướng này đến chủ yếu nhờ nỗ lực đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, các chủ đầu tư đã chủ động giải ngân khoản vốn đối ứng thực hiện dự án cho các nhà thầu. Kết quả là, áp lực vốn lưu động đối với các công ty xây dựng hạ tầng đã giảm đáng kể giúp tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của nhóm các công ty này giảm tại cuối Q1/23.
Năng lực tài chính của các công ty hạ tầng xây dựng. Trung bình tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của  ...
Các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng sẽ được hưởng lợi lớn từ xu hướng đẩy mạnh giải ngân đầu tư công trong giai đoạn 2023-25. Nhà đầu tư nên quan tâm các công ty đáp ứng các tiêu chí sau: (1) năng lực thi công tốt; (2) tỷ lệ giá trị backlog/doanh thu lớn và (3) sức khỏe tài chính lành mạnh.
Năng lực tài chính của các công ty hạ tầng xây dựng. Trung bình tỷ lệ nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu của  ...
Nhà đầu tư lưu ý
2 Bình luận 6 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ