Ảnh đại diện Pro
Mỹ đã "phải" xuất khẩu lạm phát sang quốc gia khác thế nào?
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tiếp tăng lãi suất và đồng USD tăng giá mạnh đang gây áp lực lớn tới các quốc gia khác, nhất là các quốc gia đang phát triển. Theo CNN, nguyên nhân là đồng USD mạnh lên khiến đồng nội tệ của nhiều nước lao dốc, và Ngân hàng Trung ương các nước này buộc phải tăng lãi suất nhanh hơn, mạnh hơn, dẫn đến một "cuộc đua lãi suất" trên toàn cầu.
Điều này hoàn toàn không sai, không sai việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng rất nhiều tới các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Nhưng mà chính sách này là bắt buộc và Việt Nam hay bất kỳ cuốc gia nào trên thế giới cũng phải sẵn sàng cho việc này. Tại sao ?
[ Tại sao Mỹ xuất khẩu được lạm phát ?]
Nguyên nhân xâu xa từ việc này là chính sách tiền tệ của các quốc gia đang phát triển. Chính sách này hầu hết các quốc gia đang phát triển là giữ ổn định tỷ giá với đồng USD và gia tăng đệm dự trũ ngoại hối càng nhiều càng tốt. Khoảng thời gian từ 2019-2021 là khoảng thời gian vàng khi mà Fed để lãi suất về bằng 0, khiến dòng tiền chảy về nơi có lãi suất thực dương và gia tăng giá tài sản ở mọi nơi.
Tất nhiên các quốc gia khác cũng không đứng yên, cũng thực hiện chính sách tương tự FED là nới lỏng, cái này được gọi là Spill Over Effect ( khi chính sách kinh tế của một quốc gia sẽ ảnh hưởng tới cuốc gia khác ). Với Mỹ bởi hầu hết các dự trữ trên thế giới chiếm tới 70% là đồng USD nên việc chính sách của Mỹ liên quan tới chính sách tiền tệ và ảnh hưởng tới các quốc gia khác là đương nhiên. Mình lấy ví dụ cụ thể là Việt Nam đi.
Trong thời kỳ 2019-2021 thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam ( SBV) đã mua vào đâu đó được hơn 30 tỷ USD dự trữ ngoại hối. Khoản tiền này tới từ FDI FII và nguyên nhân nữa là không thể thiếu là việc chênh lệch lãi suất VND và USD( Chênh lệch này được gọi là Swap Rate) . Nhìn chung Mỹ cứ hạ lãi suất thì ai cũng có tiền chính sách tiền tệ nào cũng dễ thở.
Việc mua vào USD xong US lạm phát xong rồi thì bạn chẳng đang nhập khẩu lạm phát thì là gì.
Các quốc gia đã phát triển cũng ảnh hưởng nhiều
Chính sách của các quốc gia đã phát triển cũng vì thế mà ảnh hưởng nhiều chứ không phải mỗi các quốc gia đang phát triển. Trong bài nói cả đồng EUR và đồng JPY đều mất giá lớn so với USD. Thực ra các đồng tiền lớn như EUR, JPY, GPB , AUD hay CNY đều mất giá so với đồng USD bởi chính sách của từng quốc gia.( Xem hình 2)
Các nước đã phát triển thì thường có xu hướng thả nổi tỷ giá và điều tiết chính ở lãi suất. Do đó nếu muốn giữ ổn định tỷ giá thì họ phải tăng đồng pha với FED
Mình lấy đơn cử trong bài là JPY, JPY mất giá hơn 30% kể từ đầu năm, vì chính sách của BOJ là giữ lãi suất ở mức thấp, không tăng lãi suất mãi gần đây BOJ mới có động thái can thiệp là bán trái phiếu US để điều tiết thị trường. Nhưng có phải dở hơi tự nhiên BOJ làm thế không. Tất nhiên là là không. Ở Nhật hiện tại, để tránh giảm phát sau thập kỷ mất mát Nhật đưa lãi suất về 0, thúc đẩy chi tiêu và đầu tư. Ở Nhật thì Saving > Investment do đó nếu tăng lãi suất thì lại áp lực lớn lên Investment thì càng dở hơi hơn khi đã lạm phát lại còn suy thoái.
EU thì lại một câu chuyện khác liên quan tới việc tăng trưởng không đều giữa các quốc gia thành viên. ECB buộc phải thắt chặt nửa với với một chính sách " Bán vùng ngoài mua vùng lõi " Bán trái những nước khỏe như Đức, mua trái của các quốc gia như Italia , Bồ, Tây Ban Nha.
Quay về chuyện nhập khẩu lạm phát. Nạn nhân phải làm gì ?
Bạn thấy Lào với Sri Lanka đúng không những quốc gia hết dự trữ và tỷ giá và lạm phát đều tăng chóng mặt. Thì ngược lại lúc nãy, lãi suất FED tăng cao khiến đồng LAK của lào trông không được hấp dẫn với lãi suất thấp và rủi ro tỷ giá lớn. Và thế là dòng tiền đội nón ra đi.
Thì trong giai đoạn nới lỏng của FED thì cố mà mua cho nhiều USD vào tới lúc mà phải thắt chặt thì bán USD ra giống như Việt Nam đây này, cả năm nay cũng bán 26 tỷ roài. Việc bán này có 2 tác động chính đối với tiền của các nước này đơn cử là Việt Nam
Tăng giá VND so với USD
Giảm cung VND làm tăng lãi suất
Đấy nói chung lãi suất tăng là do giảm cung VND chứ SBV không phải nói lãi suất tăng lên là lãi suất tăng lên đâu bạn trẻ ạ,
Nhưng chúng ta cũng chẳng dễ thở gì với chuyện tăng lãi suất cả. À đó nói tới đây thì mọi người sẽ thấy đau đầu hơn vì chính sách tiền tệ của Việt Nam đặc thù với chuyện cung tiền VND nó còn phụ thuộc vào Room tín dụng, một yếu tố phức tạp. Tóm lại việc bán 26 tỷ USD là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới chuyện lãi suất tăng. Chứ ai lại muốn vừa sau Covid đang vực dạy kinh tế mà lại đi tăng lãi suất đúng không.
Nạn nhân là các EM không có cách nào khác ngoài việc bán USD ra cả. Và tất nhiên bán USD và tăng lãi suất của họ để đồng tiền của họ có giá hơn. Một số quốc gia khác lại chọn giải pháp vay USD trực tiếp từ thị trường và khiến thị trường trở nên " Dolarlization" khiến quốc gia đó hoàn toàn không có chính sách tiền tệ độc lập ( Có thể tham khảo Cambodia , anh bạn hàng xóm )
Và khi nạn nhân hết dự trữ ( Run-out) USD. thì chuyện tỷ giá tăng mạnh tăng mãnh liệt đi kèm với lạm phát phi mã là chuyện đương nhiên.
Tiếp tục là thế tại sao lạm phát Việt Nam thấp thế,
Đây ở đây mọi người cũng thấy Việt Nam một EM mà lạm phát vẫn thấp so với các EM khác. Nhiều bạn sẽ nói " ôi quả trứng tăng, ôi bát phở tăng,... thế bạn có hỏi sao điện nước, internet chưa tăng chưa.
Lạm phát thấp thật đấy mấy bạn hiền, các bạn hiền đừng sài " PhoIndex" , " PhoThinIndex" hay " XangIndex" nữa, vì đó chỉ là một phần . Mình bảo này, giá điện nước 2 năm qua chưa hề tăng, giá một số hàng hóa thiết yếu khác tăng nhẹ. Nhìn chung nó được tổng hợp hết vào CPI, CPI của chính phủ là tổng hòa để đo lạm phát và đừng nhìn vào một mặt hàng cụ thể nào để nói lạm phát cả bạn ạ.
Rồi ok quay lại câu hỏi thế sao lạm phát Việt Nam chưa tăng mạnh. Chỗ này buộc phải học thuật chút. Lạm phát nó do 2 phía gây nên " Cầu kéo " ( Do tổng cầu, bơm tiền giúp tăng tổng cầu , tăng lạm phát) và " Chi phí đẩy" ( Do tổng cung, thiếu hụt hàng do chiến tranh chẳng hạn ) . Thì lạm phát ở trên thế giới nó nằm cả 2 phía nhất là Châu Âu vừa do cầu kéo( Bơm tiền mấy năm ) vừa do chi phí đẩy ( Nga Cut cung) nên nó tèo. Còn ở Việt Nam thì sao .
Thứ 1 Việt Nam nằm gần nguồn sản xuất những hàng hóa thiết yếu hàng ngày trừ xăng dầu thì Việt Nam sản xuất phần nhiều ( thịt thà cá mú, lương thực phẩm) do đó Việt Nam ít chịu lạm phát tổng cung hơn. Thứ 2 về tổng cầu như mọi người thấy đó chúng ta có khi còn giảm cung tiền ấy bạn hiền ạ, giảm trong Q3/2022, chủ yếu là do bán USD đấy ( hình 3) .
TÓM TẮT : VĨ MÔ NÓ PHỨC TẠP CHÍNH SÁCH NÓ PHẢI THẾ. ĐỪNG Ý KIẾN NHIỀU VÌ NHỮNG NGƯỜI LÀM LUẬT BIẾT ĐIỀU ĐÓ. BẠN HỌC VỀ TAM GIÁC BẤT KHẢ THI TRONG KINH TẾ HỌC ĐÚNG KHÔNG ( IMPOSSIBLE TRIANGLE ) ĐÓ. NHƯNG TRÊN THỰC TẾ CÁI GÌ CŨNG KHẢ THI CHỈ LÀ CÁI GIÁ BẠN PHẢI TRẢ LÀ NTN THÔI
Mỹ đã "phải" xuất khẩu lạm phát sang quốc gia khác thế nào?. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên  ...
Mỹ đã "phải" xuất khẩu lạm phát sang quốc gia khác thế nào?. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên  ...
Nguồn: Khanh Nguyen
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ