menu
24hmoney

Bài của Ngô Quốc Khanh

Ảnh đại diện
MARGIN VÀ MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam xảy ra tình trạng Force Sell trên diện rộng làm nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng nề. Tình trạng này chủ yếu xảy ra do việc vay margin trở nên quá dễ dàng nhưng không phải ai cũng chịu tìm hiểu sâu hơn về Margin để quản trị rủi ro cho thật tốt.
1. Margin trong chứng khoán là gì?
Vay margin là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền từ các công ty chứng khoán để tăng thêm sức mua, với tài sản đảm bảo là các cổ phiếu mình đang nắm giữ.
Lãi suất và thời gian vay margin sẽ dao động tùy theo các công ty chứng khoán, thường từ 3 tháng trở lên
Ví dụ: - Gói vay tại VND lãi suất thông thường 12.5%, một số mã nằm trong VN30+ sẽ được ưu đãi lãi suất hơn từ 8.9% đến 10.9%
- Gói vay tại VPS lãi suất 6,8%/năm trong 30 ngày đầu, 9,8%/năm trong 30 ngày tiếp theo, và từ ngày 61 trở đi là 14%/năm
2. Khi nào bị Call Margin và bị Force Sell?
Đối với mỗi công ty chứng khoán khác nhau, tỷ lệ ký quỹ xử lý cũng như công thức tính tỷ lệ ký quỹ xử lý sẽ khác nhau
Tại VND: RTT = (Tổng số cổ phiếu chứng khoán*Tỷ lệ cho vay*Giá căn cứ) / Tổng nợ *100
Trong đó: Giá căn cứ = Min ( Giá tham chiếu, giá chặn)
Tỷ lệ cho vay: Thường từ 10-50%
Ví dụ: Anh A sở hữu 1000 cổ phiếu X với giá hiện tại là 100 ngàn/cổ phiếu, anh vay thêm 500 cổ phiếu với giá hiện tại. Giả định tỷ lệ cho vay ở đây là 50%, giá chặn cho vay của cổ phiếu X>100 => Giá căn cứ là 100 ngàn
Khi đó RTT = (100000*1500*0.5)/(500*100000)*100=150%
- Nếu RTT> 100% là an toàn
- Nếu RTT< 85% mà không kịp nạp tiền hoặc bán cổ phiếu sẽ bị Force Sell, một khi Force Sell thì bên VND sẽ bán để giữ RTT lên 100%, do đó nên tự bán dần để RTT>85% là tạm ổn.
Tại VPS: Tỷ lệ ký quỹ duy trì = Tài sản thực có/Tổng tài khoản gồm tiền vay
- Ví dụ: Nhà đầu tư có 100 triệu và vay 100 triệu margin, khi đó tỷ lệ ký quỹ duy trì ban đầu = 100/200=50%
Nếu giá trị cổ phiếu giảm 20%, lúc đó tổng tài khoản bị giảm đi 40 triệu, tức là còn 160 triệu, trừ đi số tiền vay 100 triệu ban đầu nhà đầu tư còn lại 60 triệu
Tỷ lệ ký quỹ duy trì lúc này là: 60/160*100=37.5% >= 30% là tỷ lệ an toàn
Trường hợp giá cổ phiếu tiếp tục giảm < 30% công ty chứng khoán sẽ gọi điện yêu cầu nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu, nếu để tỷ lệ này dưới 25% ngay lập tức công ty chứng khoán sẽ thực hiện bán cổ phiếu để thu hồi khoản tiền vay trước đó
Mỗi công ty chứng khoán có tỷ lệ ký quỹ xử lý khác nhau. Cùng một tỷ lệ vay giống nhau, khi giá cổ phiếu liên tục giảm điểm, công ty B có thể sẽ Call Margin muộn hơn công ty A vài giá, tuy nhiên đặc biệt lưu ý rằng trong trường hợp cổ phiếu không quay đầu tăng trở lại mà tiếp tục giảm sâu, công ty nào càng Force Sell muộn thì lượng cổ phiếu bị bán ra càng lớn.
3. Rủi ro khi sử dụng Margin
Ai cũng biết margin là con dao hai lưỡi, làm tăng thêm lợi nhuận nhưng cũng có thể làm mức độ thua lỗ nặng nề thêm. Đặc biệt khi nhà đầu tư vay tỷ lệ margin lớn, khi cổ phiếu quay đầu giảm nhưng tâm lý vẫn muốn gồng lỗ thì khoản nợ sẽ ngày càng một lớn thêm (phải chịu thêm khoản lỗ từ vốn vay).
Mặt khác, công ty chứng khoán có quyền thay đổi giá chặn cổ phiếu xuống thấp hơn hoặc cắt margin bất ngờ đối với một số mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh yếu kém hoặc giá cổ phiếu giảm liên tục. Điều này đồng nghĩa công ty chứng khoán sẽ có thể bán bớt cổ phiếu của bạn để thu tiền về.
Ngoài ra, nhà đầu tư có thể rút được tiền từ khoản vay margin, lượng tiền này sẽ thành lệnh chuyển tiền sức mua (Hiểu đơn giản là số nợ sẽ tăng lên), điều này là cực kỳ không nên, trừ trường hợp rất cấp thiết vì nhà đầu tư cần phải thanh toán các khoản nợ đến hạn nếu không sẽ bị xử lý tài khoản cũng như chịu lãi suất quá hạn.
Tỷ lệ margin an toàn thường là 5-20% so với tài sản gốc. Tuy nhiên do lãi suất các công ty chứng khoán thường từ 10% trở lên, chưa kể các khoản phí khác kèm thêm gánh nặng phải trả lãi sớm nên những nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên hạn chế khoản vay này.
Copy: Nguyễn Thành Nguyên
MARGIN VÀ MỘT SỐ KIẾN THỨC LIÊN QUAN. Gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam xảy ra tình trạng Force  ...
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ