menu
24hmoney

Bài của Ngọc Linh Vũ Lê

Pro
Kinh tế toàn cầu 2023 - Tranh cãi về vấn đề suy thoái??
Kinh tế toàn cầu 2023 - Tranh cãi về vấn đề suy thoái??. Xét cho cùng, nhiều vấn đề nhức nhối tương  ...
Xét cho cùng, nhiều vấn đề nhức nhối tương tự vẫn tiếp diễn - lạm phát vẫn phi mã, lãi suất tiếp tục tăng trong khi tăng trưởng toàn cầu đang đi xuống.
Các nhà đầu tư cũng phải đương đầu với những nỗi đau mới. Các yếu tố thuận lợi như đồng tiền rẻ, mức tăng trưởng kinh tế nhanh ở Trung Quốc và tình hình địa chính trị tương đối bình lặng đều đã biến mất.
Thay vào đó là những khó khăn giáng xuống gần như mọi loại tài sản trong năm 2022.
❗️Một chủ đề ngày càng được nhắc đến nhiều là SUY THOÁI.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng, tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại ở hầu hết khu vực, với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến giảm từ mức 3,2% trong năm 2022 xuống 2,7% vào năm 2023.
Nhưng khả năng xảy ra suy thoái lại là vấn đề gây tranh cãi - ngoại trừ ở Liên minh châu Âu (EU), khu vực mà nhiều người đồng ý là rất có thể đối mặt tình trạng đó. Tuy nhiên, một cuộc suy thoái toàn cầu chủ yếu sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra ở Mỹ.
Những người lạc quan - chiếm thiểu số trong số các nhà kinh tế - cho rằng, thế giới sẽ tránh được suy thoái vì hoạt động tiêu dùng của Mỹ vẫn mạnh, quá trình tạo việc làm vẫn đang tiếp tục diễn ra và lĩnh vực dịch vụ vẫn đang tăng trưởng.
Đồng thời, họ khẳng định, lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh và việc tăng lãi suất sẽ ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, những người này cho rằng nhiều quốc gia trong thế giới phát triển đặc biệt là ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh khó có thể rơi vào suy thoái.
Theo Công ty dịch vụ kiểm toán KPMG, phe ủng hộ suy thoái chiếm đa số (86%) trong cuộc khảo sát các Giám đốc điều hành (CEO) của họ. Hầu hết các CEO (60%) cho rằng suy thoái sẽ ở mức độ nhẹ và ngắn hạn.
Một cuộc khảo sát của tờ The Wall Street Journal cho thấy, 2/3 số người trả lời dự báo về một cuộc suy thoái trong năm 2023.
Trong bản cập nhật hồi tháng 10 về Triển vọng kinh tế thế giới, IMF cảnh báo rằng: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa qua đi và đối với nhiều người năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”.
Ở thái cực bi quan nhất là nhà kinh tế Nouriel Roubini, người dự đoán rằng không những sẽ xảy ra suy thoái, mà nó còn là một cuộc suy thoái “nghiêm trọng, kéo dài và tồi tệ”.
Nguyên nhân suy thoái được trích dẫn rộng rãi nhất là chu kỳ tăng lãi suất mạnh mẽ nhất trong lịch sử ở Mỹ: Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã đưa lãi suất cơ bản từ gần bằng 0 hồi tháng 3/2022 lên khoảng 4% như hiện nay và sẽ còn tăng cao hơn nữa.
Điều này dẫn đến việc tăng lãi suất hoặc các hình thức thắt chặt tiền tệ khác (giống như điều chỉnh tỷ giá ở Singapore) ở ít nhất 45 quốc gia trên toàn thế giới.
Những yếu tố trên sẽ dẫn đến sụt giảm trong cả đầu tư, tiêu dùng cũng như thị trường nhà ở. Các thị trường cổ phiếu và trái phiếu cũng bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự thịnh vượng chung.
Tác động của chính sách tiền tệ sẽ có độ trễ từ 12-18 tháng. Vì vậy, hàng loạt đợt tăng lãi suất năm 2022 sẽ tác động nặng nề nhất đến các nền kinh tế thực vào năm 2023. Điều này có thể giải thích cho tiên lượng “điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến” của IMF.
Khi tăng trưởng chậm lại và giá hàng hóa giảm nhiều nhà kinh tế cho rằng lạm phát sẽ giảm trong năm 2023. Ví dụ, JP Morgan dự kiến lạm phát tổng thể của Mỹ sẽ giảm xuống 3,7% vào quý IV/2023, từ mức 7,7% ghi nhận tháng 11/2022.
Tuy nhiên, một số cú sốc về nguồn cung có thể khiến lạm phát duy trì ở mức cao, bên cạnh chủ nghĩa bảo hộ thương mại và sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19, đặc biệt sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại. Việc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở cửa trở lại cũng có thể đẩy giá hàng hóa lên cao và duy trì áp lực lạm phát trong khi xung đột ở Ukraine sẽ giữ giá lương thực ở mức cao.
Nếu lạm phát tiếp tục nóng trong khi suy thoái diễn ra, Fed sẽ rơi vào tình thế khó. Ngân hàng trung ương này không thể duy trì tăng lãi suất hơn 5% và có nguy cơ làm suy thoái sâu hơn. Mức nợ công kỷ lục của Mỹ - hiện hơn 31.000 tỷ USD hay tương đương khoảng 125% GDP - sẽ là một yếu tố cản trở khác.
👉Trong một kịch bản như vậy sẽ có hai khả năng cho Fed:
1️⃣ Một là tăng mục tiêu lạm phát lên trên 2% - điều mà nhiều nhà kinh tế ủng hộ. Họ chỉ ra rằng mục tiêu được đặt ra trong thời kỳ giảm phát và đã lỗi thời.
2️⃣ Hai là áp dụng chính sách đường cong lợi suất bằng cách mua các khoản nợ dài hạn hơn nhằm hạn chế lãi suất đối với các khoản thế chấp cùng các hình thức vay tiêu dùng và doanh nghiệp khác. Fed từ lâu đã phản đối việc làm này, nhưng những hoàn cảnh bất thường có thể buộc họ phải ra tay.
-------------------------------------------
Ngọc Linh tổng hợp tin tức
Website: https://vct.com.vn/
https://hct.vn/motk?mid=01201338
Nhà đầu tư lưu ý
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ