menu
24hmoney

Bài của Đặng Gia Lượng TVI

Pro
KỊCH BẢN CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2023?
Kinh tế Việt Nam 2023 sẽ như thế nào?
Câu trả lời nằm ở Kế hoạch Phát triển kinh tế ­xã hội 2023, thông thường, ở vào thời điểm này mọi năm, đã bắt đầu được chuẩn bị xây dựng. Năm nay cũng vậy. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ mới đây, cùng với việc đưa ra các nhận định về kinh tế Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có những đề xuất đầu tiên về Kế hoạch 2023. Theo đó, một trong những đề xuất quan trọng là xây dựng mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2023.
Có tới 3 kịch bản được đề xuất, song phương án mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm tới đang được tính tới. Đó có thể là con số hợp lý trong bối cảnh hiện nay, bởi thực tế, trên nền tăng trưởng cao (khoảng 7%) của năm 2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 khó có thể đạt được mức như năm ngoái. Hơn nữa, các dự báo của các tổ chức quốc tế đều cho thấy, kinh tế toàn cầu 2023 đang đối mặt với không ít thách thức. Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới của IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới xuống 3,2% trong năm 2022 và 2,9% trong năm 2023 do xung đột Nga ­- Ukraine, trong khi Trung Quốc và nhiều nền kinh tế phát triển đang suy giảm. Sự suy giảm này sẽ làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Vào tháng 6/2022, WB cũng điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế thế giới 0,2 điểm % năm 2023, còn 3% so với báo cáo trước đó (tháng 1/2022). Đặc biệt, tại các nền kinh tế phát triển, các dự báo đều cho rằng, tăng trưởng năm 2023 thấp hơn so với năm 2022. Với Việt Nam cũng tương tự. IMF dù mới đây đã nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1% so với mức dự báo của 3 tháng trước đó, song cũng giảm dự báo tăng trưởng năm 2023 xuống còn 6,7%. ADB và WB cùng đưa ra con số dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 là 6,7%. Việc kinh tế Việt Nam đi theo kịch bản nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022, khả năng kiểm soát lạm phát, diễn biến xung đột Nga ­ Ukraine, sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các đối tác kinh tế lớn của Việt Nam… Cùng với đó là các nỗ lực thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế ­ xã hội… Tuy vậy, một điều chắc chắn, năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm “bản lề” để tạo ra những chuyển biến thực chất trong tận dụng các động lực tăng trưởng mới trong giai đoạn 2021­2025. Do vậy, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng là điều cần thiết. “Một khi có thể giải quyết những thách thức còn tồn tại liên quan đến thị trường lao động, hiệu quả của mạng lưới an ninh xã hội, những rủi ro về biến đổi khí hậu..., Việt Nam sẽ tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tiếp tục thúc đẩy chính sách phát triển bền vững hướng tới vị thế thu nhập cao hơn”, các chuyên gia của IMF nhận định.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ