Hôm nay mình sẽ phân tích ngắn để trả lời cho 3 câu hỏi:
1. Tại sao fed tăng lãi suất lại ảnh hưởng đến Việt Nam?
2. Yếu tố nào tác động đến hành vi fed tăng lãi suất?
3. Điều gì ảnh hưởng đến lạm phát trong thời gian vừa qua?
Usd là đồng tiền phổ biến nhất trên thế giới nó được công nhận là đồng tiền trao đổi chung bắt đầu từ sau thế chiến 2 (vui lòng tra google nếu đoạn nào ko hiểu ạ) vì vậy tác động vào lãi suất USD sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu. Tại sao vậy?
- khi lãi suất USD tăng thì đồng usd sẽ hấp dẫn hơn nhiều người trên thế giới sẽ giữ đồng usd và gửi nó vào ngân hàng vì nó được trả lãi suất cao... Điều này dẫn đến các nước buộc phải tăng lãi suất đồng tiền mình lên để lại sức hấp dẫn.
- Trả các khoản lãi nước ngoài sẽ tăng lên do USD tăng... dẫn đến thâm hụt ngân sách
- xuất khẩu ban đầu sẽ được hưởng lợi do tỷ giá tăng nhưng nếu tiếp tục tổng cầu kinh tế toàn cầu sẽ giảm do cắt giảm chi tiêu điều này dẫn đến xuất khẩu giảm.
*** TÓM LẠI LÃI SUẤT USD TĂNG LIÊN TỤC DẪN ĐẾN LÃI SUẤT TIỀN ĐỒNG TĂNG, THÂM HỤT NGÂN SÁCH, XUẤT KHẨU GIẢM... VÀ ĐỈNH ĐIỂM SẼ LÀ SUY THOÁI KINH TẾ.
3 yếu tố chính ảnh hưởng đền việc fed tăng lãi suất là:
Tất nhiên nhà nước muốn duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp. Thực tế nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn lạm phát cao thì thất nghiệp thấp... còn về dài hạn thất nghiệp ở con số tự nhiên và lạm phát mãi tăng theo thơi gian (nghiên cứu của w.s Philip).
Bất cứ chính phủ nào cũng muốn tăng trưởng kinh tế cao vì điều đó thu nhập người dân tăng, thu ngân sách chính phủ tăng. Nhưng yếu tố tương quan với tăng trưởng là lạm phát... Đã có những nghiên cứu chứng minh rằng lạm phát tối ưu là tốt cho việc tăng trưởng . Thực tế Fed muốn duy trì lạm phát tối ưu ở mức 2%, còn ở Việt Nam con số này là 3,5%.
tức là Fed luông mong muốn tăng trưởng kinh tế cao, thất nghiệp thấp và tỷ lệ lạm phát ở mức 2%.
Khi lạm phát tăng thì việc fed tăng lãi suất nhiều hay ít còn tùy thuốc vào 2 yếu tố:
- thất nghiệp thấp ------>>> fed tăng lãi suất
- tăng trưởng cao ------->>> fed tăng lãi suất
Nếu việc giảm lạm phát mà làm cho thị trường lao động và tăng trưởng không bị ảnh hưởng quá nhiều thì đó là hạ cánh mềm.
Nếu sau nhiều lần tăng lãi suất với thời gian dài mà lạm phát vẫn không giảm về mức con số tối ưu thì cần phải hi sinh 2 chỉ số thất nghiệp và tăng trưởng ------> suy thoái kinh tế để giải quyết vấn đề lạm phát. Vì Vấn đề làm phát nếu ko quay về con số tối ưu thì về mặt dài hạn nó ảnh hưởng nặng nề tới tăng trưởng kinh tế.
có 2 vấn đề chính ảnh hưởng đến lạm phát tăng nhanh trong thời gian năm 2022
- chính sách tiền tệ nới lỏng do covid 19
- chiến tranh Nga vs UKraina làm giá dầu tăng
Trong lịch sử các cuộc khủng khoảng thế giới thì nguồn cung dầu luôn là nguyên nhân hàng đầu, nó là thủ phạm gây ra lạm phát chi phí đẩy khi giá dầu tăng. bên bán dầu muốn giá dầu tăng để có lợi nhuận lớn... Nhưng họ cũng biết răng nếu mà tăng quá thì kinh tế khủng hoảng lúc đó họ sản xuất ra cũng không biết bán cho ai... vì doanh nghiệp đã vợ nợ, phá sản rồi.
Tại thời điểm mình viết bài này giá dầu brent đang là 74.49 usd. Theo ý kiến cá nhân giá giầu nên giao động ở 60-70 usd là oke đối với nền kinh tế toàn cầu.
Cảm ơn ace đã đọc bài viết, ai mà đọc hết bài này chắc đam mê vĩ mô giữ lắm.... Hi vọng đọc xong bài này các ace sẽ không bất ngờ với quyết định của FED.
vui lòng nhấn nút theo dõi để nhận được cảnh báo rủi ro mới nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chia sẻ thông tin hữu ích