menu
24hmoney

Bài của Vũ Nhật Anh

Pro
Góc nhìn vĩ mô: Tiền mất thanh khoản và những rủi ro mang tính hệ thống.
Góc nhìn vĩ mô: Tiền mất thanh khoản và những rủi ro mang tính hệ thống.. Trong thời gian vừa qua, dòng  ...
Trong thời gian vừa qua, dòng tiền chảy vào thị trường có tín hiệu suy yếu rất rõ rệt, mặc dù thị trường liên tục điều chỉnh về mức định giá hấp dẫn nhưng tại sao thanh khoản vẫn duy trì ở mức khiêm tốn đến như vậy? Lý do cho điều này không phải chỉ có một, tuy nhiên, nếu muốn nhắc đến căn nguyên của vấn đề thì không thể không nhắc tới sự mất thanh khoản của tiền cùng những rủi ro mang tính hệ thống của nó.
1. Những lô trái phiếu bất động sản.
Trong giai đoạn vừa qua, thị trường liên tục đón nhận nhiều thông tin xấu liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Điển hình có thể kể đến như vụ Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát,…và liên quan đến những DN này cũng có những ngân hàng và các định chế tài chính khác. Mặt bằng lãi suất trong nước thời gian gần đây gia tăng mạnh đã khiến cho những khoản nợ trái phiếu khổng lồ trở nên rủi ro hơn bao giờ hết. Những trái phiếu ba “không”(không tài sản đảm bảo-không xếp hạng tín nhiệm-không bảo lãnh thanh toán) hiện đang khiến nhiều nhà đầu tư trong nước lo ngại khi có không ít DN hiện không có khả năng thanh toán cho họ. Tâm lý lo sợ đã buộc họ phải ra quyết định bán trái phiếu trước hạn để rút tiền, chính làn sóng này đã khiến cho những doanh nghiệp BĐS đang lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Họ phải mua lại trái phiếu trước hạn nhưng ngay cả những khoản nợ lớn gấp nhiều lần vốn chủ hiện tại của họ còn không thể kham nổi. Thứ họ cần hiện tại chính là tiền mặt nhưng tìm ở đâu khi khả năng tài chính của họ hiện tại không thể cho phép họ vay vốn ngân hàng hay đảo nợ nữa. Những dự án BĐS do đó lại tiếp tục bì trì hoãn. Khó khăn bủa vây sẽ khiến cho không ít doanh nghiệp BĐS sẽ phải đứng trên bờ vực phá sản trong thời gian tới.
2. Rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống.
Việc lãi suất gia tăng trên toàn thế giới kèm với việc đồng Đô trở nên mạnh đã thu hút những NĐT nước ngoài rút tiền từ chứng chỉ quỹ. Bên cạnh đó, nhu cầu rút tiền lớn của NĐT cá nhân xảy ra thời gian vừa qua sau khi những vụ VTP, SCB hay FED tăng lãi suất cũng đang có dấu hiệu gia tăng. Đây là rủi ro của cả hệ thống chứ không phải chỉ riêng 1 doanh nghiệp hay nhóm ngành nào. Việc rút tiền diễn ra trên diện rộng vào cùng 1 thời điểm đã gây sức ép lên không chỉ các ngân hàng, doanh nghiệp BĐS mà còn có cả các quỹ đầu tư lớn. Một trong những kênh được tìm đến đầu tiên để rút tiền chính là bất động sản. Tuy nhiên, khi những bất động sản bị đóng băng như thế thì thành ra chứng khoán lại là kênh có thanh khoản nhất. Cá nhân, Tổ chức, quỹ trong nước, quỹ nước ngoài đều sẽ chọn thị trường chứng khoán là nơi để rút tiền và hậu quả tất yếu đương nhiên sẽ xảy ra.
Đặc biệt là các quỹ đầu tư-những kẻ đang nắm giữ số lượng lớn CPLH trên thị trường giờ đây gần như họ sẽ phải quan tâm nhiều hơn đến việc có tiền để cho nhà đầu tư rút chứ không quan tâm tới việc hiệu quả đầu tư hiện tại có tệ như thế nào nữa. Và tất nhiên, khi càng nhiều người rút thì việc bán bất chấp liên tục xảy ra ở thị trường đang diễn ra như ở thời điểm hiện tại hoàn toàn có nguy cơ tiếp tục xảy ra. Những cuộc gọi margin tuy không còn nhiều nhưng có thể sẽ còn tạo hiệu ứng tiêu tực bao phủ lên toàn thị trường.
Kết luận.
Nói tóm lại, ở thời điểm này thì quan điểm doanh nghiệp tốt hay doanh nghiệp xấu đã không còn là câu chuyện đáng để tranh luận nữa vì tất cả những cổ phiếu dù tốt hay không sẽ đều bị bán để phục vụ nhu cầu rút tiền.
Nhà đầu tư lưu ý
142 Yêu thích
72 Bình luận 136 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ