menu
24hmoney

Bài của Ngọc Hân

Góc nhìn chuyên gia: Thanh khoản kỷ lục 54.000 tỷ, thị trường khó giảm sâu vì "tiền khôn" chốt lời cũng không biết đi đâu
"Thị trường sẽ chưa có thoái trào ngay bởi dòng tiền mua bán chốt lời nhưng không có rút ra, dòng tiền khôn không biết để đi đâu cả, không biết để vào tài sản nào".
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch đầy biến động với việc chỉ số VN-Index đã quay đầu điều chỉnh mạnh sau khi đạt mốc cao lịch sử vào đầu tuần. Tuy nhiên, VN-Index đã quay lại giảm điểm sâu cuối tuần và lùi về mức 1.452, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục 54.000 tỷ đồng. Thanh khoản này trong phiên giảm sâu cho thấy nhà đầu tư cầm tiền sẵn sàng tung tiền "bắt đáy" cổ phiếu trong phiên khi có điều chỉnh.
Chúng tôi tiếp tục đưa góc nhìn của một số chuyên gia về xu hướng dòng tiền tuần tới sẽ luân chuyển, tập trung vào nhóm cổ phiếu nào.
Khó giảm sâu vì "tiền khôn" chốt lời cũng không biết đi đâu
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta
Tôi cho rằng tuần tới, xu hướng giảm điểm vẫn có thể tiếp tục. Dòng tiền phân hoá, áp lực bán sẽ tập trung ở nhóm vốn hoá vừa và nhỏ, vì nhóm này đã bắt đầu cho những cảnh báo dấu hiệu rủi ro xác định đà giảm rồi. Cho nên, áp lực điều chỉnh ở nhóm cổ phiếu này sẽ tương đối lớn từ đó tác động đến thị trường chung.
Tuy nhiên, có một điểm sáng đó là dòng tiền phân hoá, xảy ra ngược lại trong giai đoạn vừa rồi. Tức là trong lúc các cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ tăng mạnh thì cổ phiếu vốn hoá lớn điều chỉnh và tích luỹ thì từ tuần tới có thể nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn sẽ tăng trở lại trong khi cổ phiếu vốn hoá nhỏ, vừa sẽ điều chỉnh. Việc dòng tiền luân phiên sẽ giữ cho thị trường điều chỉnh nhưng không bị giảm sâu.
Điểm tích cực nữa đó là thanh khoản rất lớn, đặc biệt phiên thứ 6 19/11 thanh khoản 3 sàn lên tới 54.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy lực cầu vẫn rất tốt. Các phiên rung lắc mạnh cũng có thể xảy ra khi thị trường tuần qua đã phát đi một số dấu hiệu giảm nhiệt ở những cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ. Một cơ số tiền đã rút ra khỏi nhóm vốn hoá vừa và nhỏ rồi. Một số nhà đầu đã kiếm được một số tiền sinh lời rất lớn có thể họ sẽ hiện thực hoá số tiền lời này. Thêm vào đó tình trạng căng margin ở nhiều công ty chứng khoán và nhiều cổ phiếu có thể đẩy rủi ro điều chỉnh ngắn hạn.
Nhóm vốn hoá vừa và nhỏ có mức độ ảnh hưởng bởi thị trường rất lớn. VN30 đã có điều chỉnh nhiều phiên rồi, nhưng hai nhóm vừa và nhỏ thì chưa có sự điều chỉnh nhiều. Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã điều chỉnh nhiều, nhiều ngân hàng đã có P/B chiết khấu về 2. Do đó, dòng tiền tuần tới dòng tiền có thể xoay sang nhóm này.
Cổ phiếu dầu khí cũng có đà tăng khá đã nâng đỡ rất tốt cho thị trường trong giai đoạn vừa rồi nhưng ra giá dầu đang có rủi ro điều chỉnh cao. Do đó, ngoài áp lực điều chỉnh từ nhóm vốn hoá vừa và nhỏ thì nhóm dầu khí cũng có nguy cơ cao. Nhóm thép có thể sắp tìm được điểm cân bằng sau đà giảm mạnh vừa qua.
Thanh khoản tăng mạnh, mỗi khi thị trường giảm là có cầu rất mạnh khi mà đa phần nhà đầu tư vẫn đang "hăng máu", có nhiều cổ phiếu kéo trần đầu phiên sau đó đạp đỏ thậm chí sàn, đây là một dạng phân phối dạng vòng cung, phân phối từ từ sau đó rớt thẳng đứng. Nhà đầu tư nên để ý dấu hiệu này ở một số cổ phiếu tăng nóng thời gian vừa qua. Thanh khoản 54.000 tỷ này cũng không biết là tiền lớn rút ra hay tiền bơm vào nên chưa thể nhận định rõ ràng.
Xét về VN-INdex có thể điều chỉnh trước, mức 1.480 điểm khó có thể vượt qua đỉnh này nay nhưng giảm sâu thì không có. Thị trường đang phân hoá rất lớn giữa các nhóm cổ phiếu, dòng tiền luân phiên nhau. Nhiều người trước đây cứ cho rằng VN-Index sẽ lùi về mức 1.200 thậm chí là 1.100, nhưng bản thân tôi nghĩ rằng thị trường sẽ chưa có thoái trào ngay bởi dòng tiền mua bán chốt lời nhưng không có rút ra, dòng tiền "khôn" không biết để đi đâu cả, không biết để vào tài sản nào nên dòng tiền trước mắt sẽ luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu. Phiên hôm thứ 6 cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm bank vẫn xanh mạnh bất chấp thị trường đỏ lửa, nâng đỡ giúp thị trường không đi vào giảm sâu. Về cơ bản, nhóm vốn hoá lớn đã điều chỉnh và tích luỹ rất lâu.
Trừ khi bây giờ Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất lên 14-15% hút tiền về kênh tiết kiệm thì chứng khoán mới gặp khó. Viễn cảnh này khó có thể xảy ra bởi hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang kiểm soát rất tốt dòng tiền tín dụng từ ngân hàng, ngăn tiền từ ngân hàng chảy vào bất động sản, chứng khoán.
Thời gian tới lãi suất có thể tăng dần nhưng dòng tiền từ thị trường chứng khoán sẽ được rút từ từ chứ không phải rút hết ngay lập tức bởi tỷ suất sinh lời hiện nay của thị trường, doanh nghiệp, vẫn cao hơn nhiều so với kênh gửi tiết kiệm.
Điều chỉnh nhẹ 1-2 phiên, trường hợp tệ nhất là 3%
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ