Ảnh đại diện Pro
Giai đoạn vừa qua có 5 yếu tố chính tác động đến thị trường chứng khoán (ngoài yếu tố tin đồn). Cần nhìn nhận 5 yếu tố vĩ mô này vẫn đang hiện diện và ảnh hưởng đến thị trường.
1.NĐT đang lo ngại NHNN sẽ nâng lãi suất thêm 1% hoặc phá giá VND thêm 1%, Nếu điều này xảy ra thì cung tiền trong nền kinh tế sẽ tiếp tục hụt dần => tác động tiêu cực 1 lần nữa đến TTCK trong tháng 11.
Giai đoạn vừa qua có 5 yếu tố chính tác động đến thị trường chứng khoán (ngoài yếu tố tin đồn). Cần  ...
Mức lãi suất hiện tại tương đương thời điểm đầu 2020 và dư địa tăng 0.5 -1% bằng thời điểm bình thường 2019 là rất lớn. Phù hợp bối cảnh tỷ giá tăng mạnh như hiện nay.
2. Việc xử lý trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết => So với các tài sản khác thì cổ phiếu mang tính thanh khoản cao hơn nên "bị" ưu tiên bán trước so với BĐS. Con số do VCBs ước tính sắp đáo hạn trong quý 4.2022 là 85.000 tỷ (Đã có nhiều DN đã mua lại trước hạn) nên phần nào đỡ áp lực. Riêng tháng 11.2022 con số cần xử lý xấp xỉ 13.000 tỷ.
3. Việc đầu cơ, găm giữ đồng USD đang làm căng thẳng tính thoanh khoản cho USD lẫn VND ở Việt Nam, điều này tiếp tục áp lực lên việc tăng ls của NHNN sắp tới. Tất nhiên, khi mức độ đầu cơ ở mức cao thì khi đảo chiều xu hướng USD/VND thì đồng VND sẽ sớm tăng giá trở lại, việc này xảy ra thì xác xuất thị trường tạo đáy sẽ cực kỳ cao.
Giai đoạn vừa qua có 5 yếu tố chính tác động đến thị trường chứng khoán (ngoài yếu tố tin đồn). Cần  ...
Thông thường cặp tỷ giá USD/VND (Đường màu cam) thường có độ trễ so với độ tăng của DXY (Đường màu xanh).
4. Lo ngại về việc cầm cố cổ phiếu (nghiệp vụ Repo, deal – cho vay với nhóm cổ đông lớn, cổ đông nội bộ) trong giai đoạn TT giảm mạnh làm xuất hiện tình trạng Margin call do đó phía DN và cổ đông lớn càng có cơ sở để giữ giá cp ở mức giá nhất định. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro thì khi Vnindex gãy 950 cần hạ tỷ trọng để tránh việc thua lỗ lớn trong giai đoạn này. Quan điểm của tôi rõ ràng trong điều kiện Vni trên 950 thì TIẾP TỤC NẮM GIỮ.
5. Tôi vẫn giữ quan điểm như cũ, nếu nhìn xa hơn vùng giá 950 – 1000 điểm của VN-Index là vùng giá 10 năm có một khi P/E ngày 27.10 đang là 10.36 trong khi đáy Covid (3.2018 là 10.23). P/B ngày 27.10 đang là 1.63 trong khi đáy Covid (3.2018 là 1.51) Vì vậy, nếu trung và dài hạn thì đây là vùng tích luỹ cổ phiếu.
6. Từ các yếu tố trên, thanh khoản thị trường giai đoạn này chắc chắn sẽ thấp quanh vùng này, và hơn hết nhà đầu tư nên xem thành khoản duy trì 8000 - 10.000 tỷ/ phiên là "bình thường mới". Đối với nđt ngắn hạn có thể cân nhắc giải ngân ở những phiên thanh khoản cao hơn bình quân 10 phiên. Đối với nđt dài hạn tích lũy ở những phiên có thanh khoản thấp.
Khi và chỉ khi một trong các yếu tố trên kết thúc, TTCK sẽ tự phục hồi trở lại.
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ