menu
24hmoney

Bài của Lê Ngọc An

Pro
Gần đây chúng ta hay nghe báo chí, hội nhóm các nơi cho rằng FED tăng lãi suất thì VNI sập và ngược lại FED hạ lãi suất thì VNI tăng. Vậy điều này có luôn đúng với TTCK Việt Nam trong quá khứ hay không? Cùng xem lại 1 số dữ liệu nhé.
* Từ năm 2004 đến 2007 FED tăng lãi suất từ mức 1% lên 5% thì TTCK VN tăng từ 200 lên 1200 điểm.
* Từ giữa năm 2007 đến cuối 2008 FED hạ lãi suất từ 5% xuống 0% thì TTCK VN cũng từ 1200 về máng lợn 200 điểm.
* Giữa 2008 đến 2015 mặc dù lãi suất của FED duy trì mức 0% thì TTCK VN cũng đi ngang lình xình.
Từ các số liệu trên chúng ta hoàn toàn thấy được quan điểm “FED tăng lãi suất thì VNI sập và FED hạ lãi suất thì VNI tăng” không chính xác ở giai đoạn từ 2004 đến 2015.
Vậy thực chất giai đoạn này VNI vận động theo điều gì? Chính xác là giai đoạn này VNI vận hành theo lãi suất của chính sách tiền tệ Việt Nam chứ không đi theo lãi suất của FED, tiếp tục cùng An xem lại 1 vài con số chứng minh điều này nhé:
* Từ năm 2004 đến 2007 mặc dù FED tăng lãi suất nhưng VN vẫn duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất thấp và kết quả VNI từ 200 lên 1200.
* Từ giữa năm 2007 đến cuối 2008 mặc dù FED hạ lãi suất để cứu nền kinh tế do khủng hoảng toàn cầu thì VN lại tăng lãi suất do tình trạng lạm phát xảy ra (nguyên nhân do nới lỏng trước đó) thì VNI cũng từ 1200 về máng lợn 200.
* Giai đoạn từ 2014 đến 2018: Kinh tế TG cũng như Việt Nam loay hoay ở vùng đáy đi lên (hậu khủng hoảng toàn cầu 2008). TTCK VN đang được định giá rẻ, tăng trưởng tín dụng và lạm phát được kiểm soát tốt, các gói đầu tư công kích thích nền kinh tế được tung ra, lãi suất được duy trì ổn định ở mức trung bình 7% thì VNI cũng lập đỉnh vào 2018, trong khi đó từ 2016 đến 2018 FED vẫn tăng lãi suất từ 0.25 lên tới 2%
----> Kết luận 1: Trong giai đoạn có sự lệch pha về kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ thì VNI tăng lên đỉnh hoặc giảm xuống đáy không phải do FED nâng hay giảm lãi suất mà do chính sách tiền tệ của NHNN VN quyết định.
Tuy nhiên khi sự kiện COVID 19 xảy ra, mọi thứ đang đảo chiều nhanh chóng.
FED hạ lãi suất xuống 0%, Việt Nam cũng hạ lãi suất (mặc dù trước đó lãi suất cũng không cao) thì TTCK bùng nổ lên tới 1500 điểm. Hiện tại chúng ta đang làm việc với nhau (17/6/2022) trong bối cảnh FED tăng lãi suất liên tục (dự báo hết năm sẽ tăng lên khoảng 3 đến 4% tùy thuộc vào tình hình lạm phát). Với mức lãi suất FED tăng cao như vậy sẽ gây áp lực đến các nền kinh tế đang phát triển trong đó có Việt Nam:
1. Dòng vốn FDI, FII rút ròng khỏi các nền kinh tế phát triển trở về Mỹ
2. Các quốc gia bị áp lực tăng lãi suất theo FED
3. Mỹ xuất khẩu lạm phát đi khắp nơi
Với việc tăng lãi suất thời gian sắp tới, VN đang đứng ở ngã ba đường: 1 hướng là phải tăng lãi suất để hạn chế áp lực lạm phát, hạn chế tỷ giá VND/USD tăng; 1 hướng phải duy trì chính sách nới lỏng do nền kinh tế phục hồi sau Mỹ cộng thêm ông hàng xóm TQ đang ra sức bơm tiền để kích thích nền kinh tế, nếu VN tăng lãi suất thì thâm hụt thương mại của VN so với TQ sẽ rất lớn, hàng hóa TQ tràn lan tại VN, các DN nội địa cũng như xuất khẩu không thể cạnh tranh lại hàng TQ.
Vậy lãi suất của VN sắp tới tăng hay giảm mới là cái quyết định VNI đi lên hay xuống, hiện tại VNI cũng đã chiết khẩu rất sâu từ đỉnh về 1200, thị trường chung hay nhiều cổ phiếu đã được định giá rẻ, tuy nhiên rẻ rồi còn có thể rẻ nữa. Tất cả sẽ cùng nín thở để chờ đợi hành động của NHNN VN trong giai đoạn sắp tới và các số liệu về lạm phát của Mỹ.
*Quan điểm cá nhân: với tình hình khó khăn về lạm phát hiện tại, giá cả hàng hóa chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thanh khoản thị trường sụt giảm, các biến số FED sắp tới nâng lãi suất rất diều hâu để kiểm chế lạm phát thì VNI cũng không tránh khỏi tâm lý bán tháo hoảng loạn. Đà bán này có thể sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 đầu tháng 8. Xấu nhất VNI có thể về 1080 theo sóng Elliott. Sau đó đi ngang trong biên độ lớn và chờ đợi những diễn biến tiếp theo.
*** Ngọc An SSI ***
- Money Never Sleep -
Nhà đầu tư lưu ý
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ