menu
24hmoney

Bài của Linh

Dòng vốn ETF đã chính thức đảo chiều rút ròng vào cuối tháng 2, báo cáo dòng vốn vừa được SSI Research cập nhật cho thấy. Sau 3 tháng bùng nổ kể từ tháng 10/2022, dòng vốn ETF bắt đầu cho dấu hiệu chậm lại rõ rệt.
Đầu tiên là quỹ Fubon ngừng ghi nhận vào ròng vào kể từ đầu tháng 1 do chạm hạn mức quy định từ Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan (TWSE) và sau đó dòng vốn từ nhóm quỹ nội và nhóm quỹ ngoại từ Âu-Mỹ cũng lần lượt yếu dần trong tháng 2.
Đáng chú ý, các quỹ nội còn ghi nhận dòng tiền rút ra trong tuần cuối tháng. Tính riêng trong tháng 2, chỉ có duy nhất quỹ DB FTSE vẫn ghi nhận dòng tiền tích cực (+438 tỷ đồng).
[Hình ảnh] Như vậy, tổng dòng vốn ETF vào Việt Nam trong tháng 2 chỉ đạt 500 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với 4 tháng trước đó. Tính từ đầu năm, tổng dòng vốn ETF đạt 4,753 tỷ đồng, với đóng góp chủ yếu từ VanEck (+2,092 tỷ đồng) và DB FTSE (+1,032 tỷ đồng).
Đối với các quỹ chủ động, quán tính dòng tiền vào ròng vẫn tiếp tục được duy trì. Tổng giá trị vào ròng trong tháng ghi nhận là 1.670 tỷ đồng, không có nhiều khác biệt so với tháng 1, tuy nhiên tập trung chủ yếu vào nửa đầu tháng 2 và tốc độ giải ngân đã chậm lại rõ rệt về cuối tháng.
Về các nhóm quỹ, các nhóm quỹ từ khu vực Nhật Bản và Châu Âu chiếm áp đảo dòng tiền quỹ chủ động trong tháng 2.
=>>> Tuy nhiên, động thái gần đây của Chính phủ, bao gồm việc ban hành Nghị định 08/2023 sửa đổi Nghị định 65/2022 và Nghị định 153/2020 về phát hành TPDN riêng lẻ) sẽ là yếu tố giúp ổn định tâm lý và thu hút dòng tiền quay trở lại thị trường. Một số yếu tố tích cực liên quan đến dòng vốn ETF trong tháng 3 là việc VanEck sẽ cơ cấu lại tỷ trọng danh mục sang 100% cổ phiếu Việt Nam, tương đương dòng vốn tăng 68 triệu USD hay việc Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan chấp thuận việc tăng hạn mức đầu tư cho quỹ Fubon ETF Việt Nam (ước tính dòng vốn tối đa vào ròng khoảng 4.500 tỷ đồng).
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ