menu
24hmoney

Bài của Bùi Huy Tú

Pro
CÓ NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ỦY THÁC ĐẦU TƯ CÓ CAM KẾT LỢI NHUẬN?
Đầu tư chứng khoán là một kênh đầu tư rủi ro và nhiều biến động, nhận thức được vấn đề ấy, nhiều anh chị nhà đầu tư tìm kiếm các dịch vụ ủy thác đầu tư có cam kết lợi nhuận, nhằm đảm bảo cho mức lợi nhuận chắc chắn. Tuy nhiên đây lại là sai lầm và có phần ngây thơ...
Bài viết & video dưới đây đưa ra các lý do vì sao hầu hết các dịch vụ Ủy thác đầu tư chứng khoán có cam kết lợi nhuận, đều là "kèo lởm", mang tính làm liều nhiều hơn là thể hiện năng lực đầu tư.
Cam kết lợi nhuận là thể hiện năng lực đầu tư vượt trội hay làm liều?
Nếu anh/chị đã tham gia trên thị trường chứng khoán một thời gian, sẽ có thể dễ dàng nhận diện các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường như: VinaCapital, Dragon Capital, SSI, TCBS… Họ đều cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ đầu tư, tuy nhiên không có một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp nào cung cấp dịch vụ đầu tư cổ phiếu mang tính cam kết lợi nhuận bao gồm cả dịch vụ ủy thác đầu tư. Vì sao vậy?
1. Quá rủi ro để cam kết lợi nhuận ủy thác đầu tư chứng khoán:
Đầu tư chứng khoán tiềm ẩn nhiều loại rủi ro khác nhau, trong đó có những loại rủi ro rất khó kiểm soát và dự đoán được. Trường hợp thị trường không thuận lợi như thời gian đầu năm 2022. ngay cả các quỹ đầu tư lớn vẫn có thể thua lỗ là chuyện bình thường vẫn xảy ra.
Ví dụ đơn vị cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán nào đó có cam kết lợi nhuận ở mức 20% trong giai đoạn trên và kết quả đầu tư lỗ -10% đến -20% như các quỹ thống kê ở trên. Thì đơn vị đó phải đền bù cho khách hàng 30% đến 40% NAV tài khoản.
30% đến 40% trung bình giá trị tài khoản của tất cả khách hàng là con số rất lớn. Mức bù lỗ đó có thể nhanh chóng đẩy bất cứ tổ chức hay cá nhân nào rơi vào tình trạng “vỡ nợ”. Khi đó nhà đầu tư cũng khó mà nhận lại được khoản bù lỗ nào.
2. Không đủ điều kiện về an toàn vốn để cam kết lợi nhuận ủy thác đầu tư.
Nếu có 1 tỷ đồng gửi tiết kiệm 1 năm, chúng ta sẽ được cam kết lợi nhuận cuối năm khoảng 7%. Đây là mức lợi nhuận tương đối thấp và an toàn với đặc điểm kinh doanh của ngành ngân hàng. Nhưng để cam kết được điều đó, các ngân hàng cũng phải đảm bảo hàng loạt các yêu cầu về an toàn vốn như:
Đảm bảo các tỷ số tài chính an toàn vốn, thanh khoản theo quy định, và luôn được giám sát kiểm tra hàng ngày tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Không được phép đầu tư và các lĩnh vực quá rủi ro
Đây là lý do vì sao chúng ta thấy các ngân hàng thương mại nếu muốn tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán đều phải thành lập công ty chứng khoán thành viên, nhằm tách bạch vốn giữa 2 chủ thể. Đảm bảo rằng trong trường hợp công ty chứng khoán thành viên này có tự doanh thua lỗ nặng, thì cũng không ảnh hưởng đến các chỉ số an toàn tài chính của ngân hàng mẹ.
Tuy nhiên, khi nhìn vào các tổ chức hay cá nhân cung cấp các dịch vụ ủy thác đầu tư cam kết lợi nhuận, chúng tôi không thấy bất cứ các quy định an toàn vốn và cơ chế giám sát nào để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng, trong trường hợp đầu tư thua lỗ.
Bởi vậy, sự cam kết lợi nhuận thường quá khó để thực hiện cũng là một trong những lý do chính các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp không cung cấp loại dịch vụ này.
Về mặt pháp luật, theo quan sát của Vnstockmarket, phần lớn các tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ Ủy thác đầu tư có cam kết lợi nhuận đều có những vấn đề về pháp lý kinh doanh chưa hoàn chỉnh.
Những lưu ý quan trọng khác khi sử dụng dịch vụ Ủy thác đầu tư chứng khoán
- Tiền và chứng khoán đầu tư luôn ở trong tài khoản đứng tên hợp pháp của mình
- Cơ chế phí dịch vụ Ủy thác phải LÀNH MẠNH, tránh trường hợp đơn vị/người cung cấp dịch vụ Ủy thác đầu tư đồng thời thụ hưởng các phí dịch vụ phát sinh (phí giao dịch, phí lãi vay margin...) trên tài khoản của mình
- Có bản IPS tiêu chuẩn (bản chính sách đầu tư - Investment policy statement) đi kèm hợp đồng Ủy thác.
Link bài viết gốc tại https://vnstockmarket.com/dieu-can-biet-ve-uy-thac-dau-tu-chung-khoan/
Huy Tú / Vnstockmarket.com
Nhà đầu tư lưu ý
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ