Ảnh đại diện
BA.2 đang gây lo ngại khi các nghiên cứu cho thấy biến chủng này dường như dễ truyền hơn chủng Omicron ban đầu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bị nhiễm nhẹ một trong hai chủng có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch đủ mạnh để bảo vệ người bệnh khỏi chủng kia. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy biến thể phụ gây ra bệnh nặng hơn.
Tulio de Oliveira, giáo sư sinh học, người điều hành các tổ chức giải trình tự gen và tư vấn cho chính phủ Nam Phi về đại dịch COVID-19, cho biết biến thể phụ có thể gây ra làn sóng mới song song với Omicron, cuối cùng tạo ra "một con lạc đà hai bướu".
Cho đến nay, chủng virus mới này đã lây nhiễm tại 7 trong số 9 tỉnh của Nam Phi và đang trên đà bùng phát ở Gauteng, tỉnh đông dân nhất, theo de Oliveira.
Nam Phi là quốc gia đầu tiên trải qua làn sóng Omicron lớn, nhưng số ca bệnh tại nước này đã giảm dần. Hôm 1/2, quốc gia này báo cáo 3.085 ca bệnh mới, giảm so với kỷ lục gần 27.000 ca vào ngày 15/12/2021.
Ngoài Nam Phi, theo một số báo cáo, Omicron “tàng hình” đã được phát hiện ở 49 quốc gia, bao gồm Vương quốc Anh, Đan Mạch, Thụy Điển và Ấn Độ. BA.2 cũng đã xuất hiện và nhanh chóng chiếm ưu thế ở Philippines.
Omicron (BA.1) là biến thể dễ theo dõi hơn vì bị thiếu một trong ba gen mục tiêu được sử dụng trong xét nghiệm PCR thông thường. Trong khi đó, BA.2, được gọi là biến phụ "tàng hình", không thiếu cùng một gen mục tiêu.
Ngoài BA.1 và BA.2, WHO đã liệt kê hai biến thể phụ khác của Omicron là BA.1.1.529 và BA.3.
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ