Chỉ có lãnh đạo dốt mới đi sa thải nhân viên!Jeffrey Pfeffer, Giáo sư Thomas D. Dee II về Hành vi Tổ chức tại Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford.
Ý tưởng cho rằng hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi những gì người khác làm thực sự đã cũ. Nếu bạn là người đi bộ và bạn nhìn thấy tín hiệu dừng nhưng không có ô tô nào chạy tới và có người bước sang đường, có thể bạn cũng sẽ làm điều tương tự. Đó là hành vi gần như tự động.
Chúng ta nên mong đợi điều này cũng đúng trong kinh doanh. Rất nhiều công ty đang tuyển dụng trong thời kỳ đại dịch, và có rất nhiều công ăn việc làm được tạo ra. Bây giờ, các công ty đang sa thải nhân viên, và mọi người quyết định theo nhau và sa thải mọi người. Và đây cũng là sự bắt chước.
Các công ty không vứt bỏ trang bị, vốn liếng của họ ngay khi thị trường đi xuống. Tuyển dụng và sa thải như thế này rất tốn kém. Đầu tiên bạn trả tiền trợ cấp thôi việc, sau đó bạn quay trở lại thị trường và trả tiền cho những nhà tuyển dụng và những người săn đầu người. Bạn cũng phải trả tiền thưởng để thu hút mọi người đến làm việc cho bạn.
Và khi nền kinh tế đi xuống, bạn lại làm lại từ đầu. Đây là tất cả những khoản chi phí bổ sung mà các công ty sẽ không phải chịu, nếu như ngay từ ban đầu họ chắc chắn về số lượng người họ cần thay vì tuyển dụng và sa thải nhân viên với mọi biến động kinh tế. Khi thị trường đi xuống, về cơ bản, các công ty đang mua cao bán thấp nhân viên của họ, điều này thật buồn cười!
Rất nhiều công ty sa thải nhân viên với lý do kinh tế suy thoái, nhưng nhiều trong số các công ty vẫn sẽ không hết tiền nếu họ không sa thải nhân viên. Và đây là một sự lựa chọn hay là một lời biện minh.
Khi mọi người không còn việc làm, sức mua và hoạt động mua hàng của họ đi xuống. Vì vậy, những đợt sa thải này đã tạo ra suy thoái kinh tế trái ngược hoàn toàn khi chính các công ty nghĩ rằng sa thải nhân viên là hành động đúng đắn để bảo vệ bản thân, nền kinh tế,...
Các công ty cũng cố gắng biện minh cho việc sa thải bằng cách nói rằng nhu cầu giảm. blah blah bla. Nhưng ngay cả chính bạn cũng có thể lập luận rằng một trong những lý do cho việc sa thải là tất cả những cuộc nói chuyện về việc công ty đang gặp khó khăn, không đủ khả năng thanh toán, kinh tế đi xuống, và thậm chí là đang trên bờ vực phá sản đã khiến mọi người sợ hãi. Và công ty tự động muốn cắt giảm bớt chi phí, chẳng hạn như muốn tiết giảm chi phí quảng cáo, do đo điều này ảnh hưởng đến các công ty như Meta và Google. Việc nói láo như vậy trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm cho các tập đoàn lơn
Đã có lúc các công ty chỉ cắt giảm việc làm trong thời kỳ kinh tế nghiêm trọng. Nhưng bây giờ chúng đã trở thành một loại thói quen, và có rất ít sự cân nhắc về tác hại mà chúng gây ra.
Việc sa thải có tác động tiêu cực rất lớn về hành vi và thể chất đối với mọi người. Vì vậy, trong khi các công ty đang cố gắng duy trì tỷ suất lợi nhuận của mình, thì họ đang phải gánh chịu một tổn thất khổng lồ về con người.
Sa thải gây căng thẳng, và căng thẳng dẫn đến một loạt các hành vi không lành mạnh. Bản sắc xã hội của mọi người và mạng lưới bạn bè thường gắn liền với công việc và nơi họ làm việc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sa thải nhân viên có thể làm tăng 15% đến 20% tỷ lệ tử vong đối với những người lao động bị ảnh hưởng trong 20 năm tiếp theo và họ có thể khiến tỷ lệ tự tử tăng gấp hai lần hoặc hơn. Chúng ta với tư cách là một xã hội sẽ phải trả giá cho những hậu quả về sức khỏe của những đợt sa thải này.
Điều trớ trêu là chính những công ty này cách đây một năm đã nói về con người như tài sản quan trọng nhất của họ, và bây giờ họ đang đối xử khá tệ với nhân viên của mình, sa thải họ qua email hoặc bằng cách đột ngột cắt quyền truy cập của họ vào công ty. Những đợt sa thải này là một quyết định phản ánh các giá trị của công ty và về cơ bản, các công ty này đã đưa ngón tay giữa cho nhân viên của họ.
Chia sẻ thông tin hữu ích