menu
24hmoney

Bài của Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Pro
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) dùng để bán đỉnh mua đáy
Chỉ báo RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ mạnh yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động trong biên độ: 0-100.
Cách sử dụng cơ bản:
Đường 50 ở giữa, nếu RSI tăng vượt lên trên đường này, đó là xu hướng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu RSI giảm xuống dưới đường này, đó là xu hướng giảm giá (Bearish).
Phía trên đường 70 được coi là vùng quá mua (overbought). Khi đó, NĐT cần chuẩn bị sẵn sàng cho bán. Khi RSI xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm và cần bán ra.
Phía dưới đường 30 ở được coi là vùng quá bán (oversold). Khi đó, NĐT cần chuẩn bị sẵn sàng cho mua. Khi RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng và cần mua vào.
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) dùng để bán đỉnh mua đáy. Chỉ báo RSI dùng để đo sức mạnh hoặc  ...
Phân kỳ giá và RSI:
Là hiện tượng giá tạo đỉnh cao mới nhưng RSI thì tạo đỉnh thấp, hoặc giá tạo đáy thấp mới nhưng RSI thì tạo đáy cao. Đó là sự “lệch pha” giữa giá và chỉ báo RSI, cảnh báo rằng sức mạnh của giá đã yếu dần và cảnh báo sự đảo chiều.
RSI là một trong những chỉ báo kỹ thuật hiệu quả và có tính ứng dụng nhiều nhất, ngoài các phương pháp trên RSI còn nhiều cách sử dụng với độ tin cậy và hiệu quả rất cao.
Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) dùng để bán đỉnh mua đáy. Chỉ báo RSI dùng để đo sức mạnh hoặc  ...
Bài viết trên đây được viết trên Nhóm facebook Diễn đàn chứng khoán Việt Nam. Nếu quý anh chị thấy hay. Muốn giao lưu vui lòng truy cập Diễn Đàn Chứng Khoán Việt nam nhé.
Nhà đầu tư lưu ý
32 Yêu thích
40 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ