“CÂN ĐO ĐONG ĐẾM” GIỮA CƠ HỘI VÀ RỦI RO TRONG QUÝ 2
Vận hành hệ thống KRX, nâng hạng thị trường, kinh tế hồi phục là những kỳ vọng của thị trường trong năm 2024
Như vậy thị trường đã trải qua gần hết 1 quý đầu năm, chúng ta hãy cùng nhìn lại và đánh giá kết quả đạt được
Thị trường tăng 104 điểm, tương ứng 9.22% so với đầu năm. Thanh khoản thị trường trung bình tính tới hiện nay là 20,6 nghìn tỷ/phiên (tăng 108% so với cùng kỳ). Động lực tăng trưởng là do:
- Thứ nhất là lãi suất giảm
Mặc dù NHNN nhà nước giảm lãi suất điều hành từ 4/2023 song mãi đến tháng 10, tháng 11 lãi vay mới bắt đầu giảm, do đó có thể nói 2023 là năm môi trường lãi suất vẫn rất cao 10-12%/năm. Doanh nghiệp báo tăng trưởng âm, thậm chí lỗ, nhiều nhà máy phải sa thải nhân sự. Người dân thắt chặt chi tiêu
Sang 2024, lãi vay đã giảm rõ rệt còn 8-9%/năm. Doanh nghiệp từ đó cũng hưởng lợi khi chi phí lãi vay giảm, tiêu dùng bắt đầu phục hồi.
- Thứ 2 là xuất siêu tăng mạnh
Xuất khẩu trong năm 2023 là nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất do nhu cầu yếu của thế giới, do đó nhiều doanh nghiệp thủy sản hay dệt may có lợi nhuận tăng trưởng âm, thậm chí lỗ. Nhóm này chỉ hồi phục kể từ tháng 6/2023 và có tăng trưởng dương vào cuối năm 2023
Trong 2 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Thứ 3, thu hút FDI tiếp tục là điểm sáng
Đây là điểm sáng trong 2023 giữa 1 năm kinh tế buồn và vẫn tiếp tục là điểm sáng trong 2024. Kết thúc 2 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký đạt 4,29 tỷ USD tăng 38,6% so với cùng kỳ. Vốn giải ngân đạt khoảng 2,8 tỷ USD, tăng 9,8%. IMF dự báo FDI cho cả năm 2024 sẽ tăng 5,1% so với 2023.
- Thứ 4, kỳ vọng vào hệ thống mới vận hành (KRX) và lộ trình nâng hạng lên thị trường mới nổi
Dòng tiền đã vào mạnh nhóm cơ bản, đặc biệt là VN30. Nhóm ngân hàng đã có đà tăng khá tốt từ đầu năm như CTG 22,8%, TCB 26%, MBB 24%. Nhóm chứng khoán cũng hưởng lợi từ kỳ vọng trên cũng như nhờ thanh khoản Q1 2024 tăng đột biến. Lần lượt SSI đã tăng 11%, VCI 18%, HCM 15%
II. ĐÁNH GIÁ TRIỄN VỌNG QUÝ II
- Báo cáo tài chính quý 1,2 hứa hẹn khởi sắc sau giai đoạn khó khăn.
Dự báo cho thấy nhiều nhóm ngành sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong quý 1 và quý 2, bao gồm: Xuất khẩu, Chứng khoán, Khu công nghiệp, Công nghệ,...
Nhóm Thủy sản là một ví dụ điển hình. Ngành này ghi nhận mức tăng trưởng trong quý 1. Tuy nhiên, tồn kho mặt hàng thủy sản tại Mỹ vẫn ở mức cao. Dự báo từ tháng 6/2024, thị trường này sẽ giảm tồn kho và nhập khẩu mạnh mẽ trở lại.
“Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý rằng nếu giá cổ phiếu đã tăng mạnh 15-20%, khả năng cao đã phản ánh phần nào triển vọng tích cực, do đó, nhịp điều chỉnh là điều hoàn toàn có thể xảy ra”
- Quý 2 là mùa đại hội cổ đông, hứa hẹn là mùa sôi động nhất trong năm.
Đây là thời điểm mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm bởi các công ty sẽ công bố kế hoạch kinh doanh và kế hoạch chia cổ tức cho cả năm. Mùa đại hội cổ đông được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho thị trường chứng khoán tăng trưởng trong quý 2.
“Theo đánh giá của chúng tôi, mặc dù chưa ra thông tin cụ thể về kế hoạch kinh doanh nhưng nhiều cổ phiếu đã đi trước và phản ánh triển vọng trên”
Hệ thống KRX được kỳ vọng sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nâng cao năng lực với thanh khoản cao hơn (lên đến 4 tỷ USD mỗi phiên), giảm thời gian thanh toán từ T+2,5 hiện nay (từ đó có thể thúc đẩy tỷ lệ quay vòng vốn) và giải quyết các vấn đề cần thiết nâng cấp lên thị trường mới nổi.
“Giai đoạn đầu KRX sẽ như hệ thống cũ, tức chưa có giao dịch T+0”
- Chuẩn bị lộ trình, sửa đổi luật để thỏa điều kiện xem xét nâng hạng vào tháng 09/2024
Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng vào tháng 9/2024 theo các tiêu chí của FTSE, trước khi chính thức nâng hạng vào tháng 9/2025.
Hiện tại, điều kiện cần đầu tiên để thị trường sớm được nâng hạng là có một hệ thống giao dịch mới, giúp nâng cao chất lượng giao dịch, xử lý các vấn đề như nghẽn lệnh, thời gian thanh toán và rủi ro thanh khoản.
Thứ hai là cơ chế thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) hiện đã hoàn tất và có thể triển khai khi hệ thống KRX đi vào hoạt động. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề yêu cầu ký quỹ 100% của nhà đầu tư nước ngoài trước khi giao dịch còn bỏ ngỏ, bên cạnh đó là chưa có sự thống nhất quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại doanh nghiệp.
“Đây là kỳ vọng dài hạn, xuyên suốt giai đoạn 2024 - 2025”
Lạm phát còn dai dẳng thì Fed sẽ càng neo lãi suất lâu hơn, do đó khiến đồng Đô mạnh trở lại gây áp lực lên tỷ giá. Đặc biệt khi Việt Nam là 1 trong nước hiếm hoi có chính sách đi ngược với thế giới, thì áp lực này sẽ càng lớn. Do đó, NHNN có thể có động thái nếu Fed neo lãi suất cao tới tháng 6, thậm chí tháng 9 và 12 2024 * NHNN có thể bán Đô nhờ xuất siêu 2 tháng đầu năm tăng mạnh và thu hút FDI của Việt Nam khá tốt kể cả đăng ký lẫn giải ngân. * Ngoài ra có thể hút tín phiếu như hiện tại nhưng với kỳ hạn dài hơn hiện tại (3 tháng hoặc 6 tháng) * Tăng lãi suất: Đây là biện pháp cuối cùng và không ai mong muốn vì bản thân chính phủ luôn muốn kích thích kinh tế tăng trưởng, song nếu đã dùng nhiều biện pháp nhưng chưa hiệu quả thì đây là 1 giải pháp có thể tính tới
Giá vàng tăng cao không chỉ do lo ngại xung đột địa chính trị mà còn lo ngại khả năng suy thoái của Mỹ. Những giai đoạn khó khăn, tài sản an toàn thường sẽ được ưu tiên hơn. Cho 2024, giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên 2300 USD/ounce nhờ kỳ vọng giảm lãi suất - theo Tập đoàn tài chính JP Morgan
- Áp lực trả nợ trái phiếu đến hạn
Theo hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), áp lực với thị trường trong năm 2024 vẫn còn rất lớn khi khối lượng TPDN đáo hạn trong năm nay đạt đỉnh điểm với tổng giá trị đáo hạn lên tới gần 279,2 nghìn tỷ đồng, trong đó phần lớn là trái phiếu bất động sản
Do đó chúng tôi cho rằng xu hướng trung hạn của thị trường chứng khoán vẫn là tăng xong sẽ bị áp lực nếu vĩ mô có chuyển biến xấu. Trong quý 2 cơ hội sẽ có khi thị trường có nhịp điều chỉnh
Liên hệ tư vấn đầu tư qua Youtube, Facebook, Tiktok: Đầu tư chứng khoán cùng ThiTK
Chia sẻ thông tin hữu ích