Ảnh đại diện
Bí mật đằng sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED: Hạ cánh mềm hay một cuộc phiêu lưu mạo hiểm?
1/ Hạ cánh mềm là gì
Nếu các ngân hàng trung ương có thể ổn định giá cả mà không gây ra suy thoái kinh tế thì đó được gọi là hạ cánh mềm . Hạ cánh mềm về mặt kinh tế là quá trình một nền kinh tế đi từ phát triển mạnh mẽ sang tăng trưởng chậm đến có khả năng đi ngang, và ngăn chặn được suy thoái. Hạ cánh mềm là mục tiêu của ngân hàng trung ương khi tìm cách tăng lãi suất vừa đủ để ngăn nền kinh tế khỏi phát triển quá nóng và lạm phát cao mà không gây ra suy thoái nghiêm trọng.
2/ Tác động của hạ cánh mềm tới nền kinh tế và các kênh đầu tư
- Lãi suất của FED sẽ là tiêu chuẩn cho gần như hầu hết lãi suất của các quốc gia trên thế giới (Về nguyên tắc, các ngân hàng trung ương lớn có thể đi chệch khỏi đường hướng của Fed nhưng thực tế từ xưa đã chứng minh sẽ rất khó để làm như vậy trong một thời gian dài).
- Đầu tư rủi ro như Cổ Phiếu, Coin…: Tích cực → đặc biệt là các công ty được dự báo tăng trưởng trong tương lai, kể cả cổ phiếu rủi ro cao như Công Nghệ cũng đc hưởng lợi, Suy thoái kinh tế được kiểm soát sẽ làm giảm nguy cơ lạm phát hơn nữa, tránh làm xói mòn sức mua và lợi nhuận doanh nghiệp. Khi các ngân hàng trung ương quản lý hiệu quả việc hạ cánh mềm, niềm tin của nhà đầu tư có xu hướng được giữ nguyên và cải thiện dần, hrên ỗ trợ giá trị cổ phiếu tăng trưởng trở lại.
- Tài Sản tthế giới: hưởng lợi tăng → sau đợt tăng mạnh lãi suất (tiền đắt), các khoản đầu tư bị bóc hơi 1 cách nhanh chóng sẽ có đợt hồi phục nhẹ.
- Lợi suất trái phiếu: giảm → Khi hạ cánh mền, ko suy thoái thì tài sản trú ẩn sẽ bị tháo chạy → như hình so sánh giữa lợi suất trái phiếu 10 năm và lãi suất của FED thì mõi khi FED đạt đỉnh lãi suất thì lợi suất trái phiếu 10 năm cũng đã hay tạo đỉnh rồi giảm 1 mạch cho tới khi lãi suất tạo đáy.
Bí mật đằng sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED: Hạ cánh mềm hay một cuộc phiêu lưu mạo hiểm?.  ...
- Tiền gửi tivăn bản nhấn mạnhết kiệm: lãi suất huy động giảm → Các ngân hàng thường đưa ra lãi suất huy động dựa theo lãi suất chuẩn mà các ngân hàng trung ương công bố. Dẫu vậy, sự cạnh tranh tiền gửi giữa các ngân hàng có thể khiến lãi suất huy động không giảm quá nhanh.
- Lãi suất thế chấp: giảm → Lãi suất thế chấp thường giảm khi FED hạ lãi suất. Điều này có thể giúp hạ nhiệt cuộc khủng hoảng về khả năng chi trả cho các khoản vay mua nhà trên toàn cầu. Chi phí với người sử dụng thẻ tín dụng cũng có thể giảm giúp giảm bớt số tiền phải trả
- Tỷ giá hối đoái: Tăng → Đô la giảm, các tiền tệ của các quốc gia khác sẽ đc hưởng lợi. Làm giảm áp lực kiểm soát tỷ giá hối đoái của các quốc gia, từ khi tháng 3/2022 FED tăng lãi suất tới nay, tỷ giá đã tăng gần 10% vào thời đỉnh.
Bí mật đằng sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED: Hạ cánh mềm hay một cuộc phiêu lưu mạo hiểm?.  ...
3/ Rủi ro tiềm ẩn
- Suy thoái thường diễn ra nhanh chóng và gây bất ngờ: Viễn cảnh có khả năng xảy ra cao nhất đối với nền kinh tế là một cuộc hạ cánh mềm". Đó là những gì bà Janet Yellen, cựu Chủ tịch Ngân hàng dự trữ San Francisco và nay là Bộ trưởng Tài chính Mỹ, tự tin phát biểu vào tháng 10/2007, hai tháng trước khi Khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ. Tại thời điểm đó, bà Yellen không phải người duy nhất giữ góc nhìn tích cực.
- Những nỗ lực của các ngân hàng trung ương khi vạch ra chiến lược hạ cánh mềm lại vô tình gây ra bong bóng và các vụ sụp đổ sau đó. Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn bị đổ lỗi là do việc cắt giảm lãi suất quá mức vào năm 2001, gây ra bong bóng nhà ở tại Mỹ.
- Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao thì tới 1 thời điểm thì sẽ tăng vọt → Nguy cơ suy thoái
Bí mật đằng sau quyết định cắt giảm lãi suất của FED: Hạ cánh mềm hay một cuộc phiêu lưu mạo hiểm?.  ...
- Tác động của lãi suất cao vẫn chưa ngấm vào các lĩnh vực sở hữu độ trễ dài, ví dụ thị trường lao động độ trễ có thể lên tới 2 năm, cần tới cuối năm nay và nửa đầu năm sau để hiểu tác động của lãi suất có thể kèm theo những cú sốc lớn tiêu biểu như:
+Nợ sinh viên: Hàng triệu người dân Mỹ bắt đầu phải trả lại khoản vay trợ cấp sinh viên từ tháng 10 này sau khi khoảng thời gian ân hạn do đại dịch Covid-19 kết thúc. Điều này có thể lấy đi từ 0,2-0,3% tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý IV.
+Bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm: Nước Mỹ không thể tăng trưởng nếu phần còn lại của thế giới “đi giật lùi”. Trung Quốc hiện đang phải đối đầu với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong lịch sử trên thị trường bất động sản. Còn tại khu vực đồng tiền chung euro, nhu cầu vay vốn giảm sút nhanh chóng, tín hiệu cho thấy tăng trưởng chắc chắn sẽ không cao trong thời gian tới.
+Rủi ro chính phủ Mỹ có thể đóng cửa nếu như Quốc hội không thông qua thỏa thuận cấp ngân sách hoạt động. Theo tính toán của Bloomberg Economics, nếu chính phủ Mỹ đóng cửa một tuần, tốc độ tăng trưởng của Mỹ có thể sụt giảm 0,2 điểm phần trăm
💥💥💥💥Những tập trung thảo luận vào chính sách tiền tệ đã bỏ quên điều rất quan trọng: tài khóa sau khi các cụ tổng thống lên.
Năm nay sau bầu cử Mỹ, bất kể ứng viên nào lên, thì nguồn hỗ trợ từ ngân sách chắc chắn sẽ đổ ra.
Dân chủ lên: tăng thêm chi tiêu xanh và phúc lợi, tốt cho thị trường
Cộng hòa lên: cắt giảm thuế suất mạnh cho nhóm giàu và doanh nghiệp niêm yết.
4/ Tổng kết
- Kịch bản hạ cánh mềm và gói kích thích kinh tế mang đến những kỳ vọng tích cực, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo trước những rủi ro tiềm ẩn. Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu và lịch sử cho thấy những cú sốc bất ngờ luôn có thể xảy ra, đe dọa đến sự phục hồi.
- Mặc dù kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng, nhà đầu tư cần chuẩn bị tâm lý đối diện với những biến động bất ngờ. Sự thành công của các chính sách kinh tế mới còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và một cú sốc bất ngờ có thể làm đảo lộn mọi tính toán.
👉👉Bài 3: Hộ chiếu an toàn khi FED giảm lãi suất và bầu cử kết thúc
👉👉Bài 4: Ai sẽ đắt cữ Tổng Thống Mỹ 2024
Trần Tố Trâm Anh
0938.936.213
Nhà đầu tư lưu ý
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ