I. Nguồn cung trong nước Mỹ
1. Kho dự trữ chiến lược của Mỹ (SPR) đang ở mức cực thấp
II. Nguồn cung ngoài nước Mỹ
1. Venezuela không thể cân đối cung cầu dù lệnh trừng phạt có dở bỏ ngay hiện tại
2. Hai kịch bản đều úng hộ giá dầu tăng
III. Kết luận vùng giá dao động
Lưu ý: Hiện tại yếu tố nhu cầu đang ổn định và gần như tuân theo chu kỳ mùa vụ nên em sẽ không phân tích trong bản báo cáo.
Trong báo cáo này em sẽ tập trung phân tích về phía cung yếu tố chủ lực sắp tới
I. Nguồn cung trong nước Mỹ:
1. Kho dự trữ chiến lược của Mỹ (SPR) đang ở mức cực thấp
Hiện tại SPR của Mỹ chỉ còn 351tr thùng, với mức tiêu thụ nhiên liệu 1 ngày của Mỹ khoảng 20tr thùng dầu, thì nếu chính quyền Biden tiếp tục xả kho chiến lược để bình ổn thì Mỹ chỉ còn đủ dùng trong vòng 18 ngày
Vì vậy phương án Mỹ sẽ tranh thủ mua tích trữ dầu trong giai đoạn mùa đông khi nhu cầu đi và du lịch đang giảm dần sẽ có xác xuất diễn ra cao hơn. Còn trường hợp tiếp tục xả ra để cân bằng xác suất xảy ra thấp hơn
Và tình trạng SPR hiện tại của Mỹ, thì gần như khó có thể tác động đến giá dầu trong ngắn hạn được như những lần trước vì công cụ SPR đã không còn đủ sức để gây ảnh hưởng
II . Nguồn cung ngoài nước Mỹ:
1. Venuezuela không thể cân đối cung cầu dù lệnh trừng phạt có dở bỏ ngay hiện tại
Xuất khẩu cao nhất của Venezuela trong 1 ngày mới được 700k thùng, trong khi một ngày Mỹ tiệu thụ khoảng 20tr thùng dầu, có nghĩa là Venezuela mới đáp được 3.5% ngày cho nước Mỹ, chưa nói nếu có gỡ trừng phạt dần thì cũng phải đợi gửi máy móc qua cho khai thác rồi chưa nói một loạt thủ tục khác để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru, vì vậy tác động của Venezuela là tác động lâu dài, trong ngắn hạn chưa tác động mạnh đến giá dầu
Quan trọng hơn là Mỹ cần nhiên liệu xăng và dầu Do để lấp đầy kho SPR ở mức giá hợp lý (67-72$/thùng), trong khi dầu thô của Venezuela là dầu thô nặng, đồng nghĩa là chi phí để chuyển đổi qua dầu thô nặng qua dầu thô nhẹ sẽ cao
2. Hai kịch bản đều ủng hộ giá dầu tăng
Kịch bản 1: Mỹ sẽ không làm siết chặt lệnh trừng phạt lên Iran
Kho dự trữ đang thấp, Mỹ không dại mà buộc tội trực tiếp Iran trong cuộc chiến, vì Iran sở hữu tuyến đường vận chuyển ra toàn cầu, nếu Iran gây khó dễ cho tàu chở dầu qua eo biển Hormuz thì chuỗi cung ứng dầu toàn cầu sẽ đứt gãy toàn bộ, nên đụng vào bây giờ không khác nào Mỹ tự làm cho kinh tế nước mình khó khăn thêm vì chi phí nhiên liệu tăng mạnh
Kịch bản 2: Nếu Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt
Nếu Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt thì sẽ gây khó khăn trực tiếp lên hai khách hàng lớn nhất của Iran là Trung Quốc và Ấn Độ
Mà Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước nhập khẩu đầu lớn nhất và lớn thứ ba thế giới.
Việc này trực tiếp sẽ gây giá dầu tăng mạnh trong dài hạn vì Trung Quốc mất Iran còn có đường ống dầu từ Nga chuyển qua (coi như là có thể còn ổn định thời gian ngắn), nhưng nếu Ấn Độ giảm dần nguồn nhập dầu từ Iran thì sẽ phải chịu áp lực nặng vì chi phí nhập từ đầu mối mới sẽ cao hơn
KẾT LUẬN BIÊN GIÁ DAO ĐỘNG
Giá dầu Brent sắp tới khó mà có lực tăng mạnh như thời điểm mùa hè vì đang gần tới mùa đông, thời điể nhu cầu đi lại giảm dần, như vậy giá có khả năng sẽ dao động trong biên độ của 2 kịch bản sau:
Giá sẽ có khả năng giảm về và tạo nền ở vùng giá 85.50 -87$ và đoạn tích lũy này khoảng 14 tuần. (Đây là biên trong trường hợp tin tức chiến tranh dần nhạt đi và không có yếu tố thời tiết bất ngờ tác động)
Tích lũy quanh vùng 89 -90$ hết tuần này
Kịch bản 3:(Kịch bản không thể dự báo sức ảnh hưởng)
Giá tuần này nếu có quay đầu tăng mạnh lên gần 92$ thì phải có tin chiến tranh thật sự lan rộng
1. Chiến tranh là chủ đề rất khó để phân tích và biến số bất ngờ rất cao nên trong bài sẽ hạn chế đưa có các kịch bản dự đón về xu hướng chiến tranh
2. Dự báo và thực tế sẽ xảy ra độ chêch lệch nhất định vì thực tế còn nhiều biến số bất ngờ có thể xảy ra
3. Giá dầu phân tích trong bài là dầu Brent giá giao ngay
Chia sẻ thông tin hữu ích