menu
24hmoney

Bài của Phan Lê Thanh Toàn

Ảnh đại diện
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÁNG 5 & 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
Gởi các bạn đọc giả,
Sáng sớm nay báo cáo đã được tổng cục thống kê phát hành:
1. Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%).
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3%, đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7%, đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm.
Đó là lý do các bạn thấy điện nước chạy trong thời gian vừa qua. Cái này mình cũng đã chuyển infographic cho các bạn về ngành điện rồi. Các bạn cứ thế theo dõi hàng năm để tiến thoái phù hợp.
2. Khách quốc tế đến Việt Nam
Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch năm 2024 được các địa phương trên cả nước đẩy mạnh, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 5/2024, số lượng khách quốc tế đến nước ta đạt gần 1,4 triệu lượt người, tăng 51,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 7,6 triệu lượt người, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
Việc này có 2 điều cần quan sát:
• Yếu tố này và kiều hối cho thấy cũng là một nguồn thu ngoại tệ để có thể giúp cân bằng tỷ giá.
• Ngành vận tải tăng trong thời gian vừa qua nhưng các bạn có thấy lạ là chỉ có 1 hãng hàng không tăng nhưng hãng còn lại tăng được tý rồi giảm.
Tất cả đều có tính chu kỳ và hiện tượng vì vậy cũng cần theo dõi hàng năm mang tính chu kỳ.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Trong tháng Năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là một nguồn thu để giúp cân bằng tỷ giá.
3. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 5/2024 ước đạt 519,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 12,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,2% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,3%).
Các bạn cũng thấy thời gian qua nhóm bán lẻ chạy khá tốt.
Việc này các bạn quan sát thêm và có liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp định kỳ.
4. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2024 ước đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 190,6 nghìn tỷ đồng, bằng 26,6% kế hoạch năm và tăng 5,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 24,8% và tăng 21,5%).
5 tháng đầu năm mới đạt 26.6% kế hoạch của năm. Dù tăng so với cùng kỳ năm trước 2023 nhưng giảm so với tháng trước. Việc này cho thấy rút tiền bớt vào cũng có phần hợp lý.
5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2024 tăng 0,05% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI tháng Năm tăng 1,24% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,44%. Bình quân 5 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,78%.
• Chỉ số giá vàng tháng 5/2024 tăng 3,81% so với tháng trước; tăng 21,47% so với tháng 12/2023; tăng 32,18% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 22,95%.
• Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2024 tăng 1,15% so với tháng trước; tăng 4,21% so với tháng 12/2023; tăng 7,85% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 5 tháng đầu năm 2024 tăng 5,24%.
Bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng góp phần là CPI đầu và giữa chu kỳ tăng là hợp lý. Có tiền và có chi tiêu, tiêu dùng.
Vàng thế giới đang suy yếu, hy vọng trung hạn về giá trị thực hơn.
Tỷ giá cũng cho thấy căng vì số thực đã cho thấy tăng đến 5.24% cho 5 tháng đầu năm dù NHNN xác nhận không nới biên độ mấy ngày trước đây.
6. Lạm phát cơ bản 2.68% vẫn giảm hơn tháng trước và dưới mức kiểm soát hiện tại chính phủ cho phép. Có sự khác biệt trên biểu đồ là 2.68% nhưng trên báo cáo chi tiết là 2.78% nhưng vẫn thấp hơn tháng trước. Kiểm soát được lạm phát.
Về phân tích kỹ thuật quan sát cho thấy?
Ngành ngân hàng e rằng khó có động lực tăng trong ngắn hạn nên thị trường sẽ phân hoá.
Nếu chỉ số đi ngan nhưng có vài nhóm tăng thì sẽ hợp lý tuy nhiên mỗi lần nhóm ngân hàng bị bán sau khi kéo lên thì thị trường bị ảnh hưởng ngay.
Khối ngoại cũng bán gần 57 nghìn tỷ rồi nên mình nói thị trường phân kỳ hành động là vậy.
Mình vẫn giữ quan điếm tiến thoái với thị trường phù hợp.
MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM
Chúng tôi viết bài trên KAASH x B của cá nhân, không đại diện cho tổ chức.
Bạn đọc có thể tham khảo và bài cũng sẽ phù hợp với những cá nhân nhà đầu tư cùng ngôn ngữ và tư duy.
Chúng tôi ghi nhận những đóng góp ý kiến mang tính chia sẻ và góp ý nhưng xin đừng chia sẻ bài theo kiểu là bài viết mang tính khoa học thực tiễn đại chúng vì chúng tôi khác biệt.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc các bạn đọc bài và hành động trên tư duy và KAASH x B khác biệt.
Việc viết miễn trừ luôn là một thái độ chúng tôi thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và cũng mong đọc giả có trách nhiệm với chính bản thân.
KHUYẾN KHÍCH TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỌC GIẢ
Chúng tôi luôn khuyến khích quý bạn đọc giả luôn phải làm những điều sau:
Đọc chậm, hiểu từ từ và luôn dùng tư duy tối thiểu để tự vấn bằng câu hỏi: “Điều này có lợi gì cho chính bản thân mình?”
Thân ái,
Nhà cố vấn già
#Nhacovangia
#Chungkhoan
#Kinhtedehieu
Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO
Nhà đầu tư lưu ý
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ